Thursday, March 28, 2013

Vui buồn đời bay bổng II.




“…. Mặc dù trong các phi-vụ hàng tuần tôi vẫn gặp nhiều chuyện ly-kỳ nhưng không tiện”diết” ra đây…Đành xin hẹn kỳ khác vậy, nếu bịnh làm biếng của tôi không tái phát.!” (tháng 10/97).
Để mở đầu bài viết này, tôi tạm mượn phần kết của bài “Vui buồn đời bay bay bổng” tôi đã viết đúng 10 năm trước đã được đăng trong báo Lý-tưởng Không-quân phát hành  tháng 2 năm 1998…
Tuy rằng bịnh làm biếng vẫn còn day dưa trong người, tôi chỉ xin ráng cố gắng viết lại ba cái chuyện xe cán chó, chó cán xe, chuyện trên trời dưới đất đã xảy ra cho tôi trong suốt cuộc đời bay bổng của mình, dĩ nhiên là nhiều chuyện xãy ra trong đời phi-công 20 năm lái phản-lực chở hành khách dân sự, 3 năm làm tài xế 727 cho hảng Cargo UPS và 5 năm lái máy bay 2 động cơ, cộng 1 năm làm huấn luyện viên Pilot cho hảng Cessna bên Mỹ này, nhiều hơn là hồi bay trong VNAF  chỉ có 4 năm 4 tháng.!
**********
Tôi gặp (cố) Đại-tá  Đặng duy Lạc trong đêm Không Gian tại Houston tháng 11 năm 1995 và lần đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp ông! Những lần trước gặp ổng thì chỉ chào hỏi qua loa và hỏi thăm về ông anh lớn của tôi sao không bao giờ thấy anh tôi bên Cali về đây dự Đêm Không Gian? Kỳ này thì ông đứng nói chuyện lâu hơn, tôi nhớ ông nói: mấy bài của mày viết tao đọc thích lắm, mà mày nhớ là ráng viết về những người bạn mình thì rất quí còn viết nhiều về mình thì đôi khi làm cho người đọc tưởng mình tự cao, tự đại hoặc khoe khoang… tao biết mày gốc Nam kỳ có gì mày nói nấy nên tao chỉ góp ý cho mày nghe vậy thôi. Ráng viết nhiều nửa nghen, mấy bài mày viết về chuyện bay bổng của mày làm tao cũng nhớ bay lắm..!
Lần đó có rất nhiều anh em Pilot của các phi-đoàn A-37 ngoài Nha-trang/Phan-Rang cùng mời ông Lạc chụp hình chung với họ, ổng nói với tôi là tụi nó về đông quá tao hỏng biết mặt mũi của mấy thằng nhỏ sau này.
Nhiều anh em trẻ bên A-37 đứng gần nghe ổng nói chuyện mà xưng tao và gọi tôi bằng mày thì họ cũng hơi thắc mắc, bởi vì rất ít người biết tôi, sao tự nhiêu bửa nay thấy tôi đâu lạ hoắc tới dự mà lại nghe ông Đ/t Lạc gọi tôi bằng mày và xưng tao rất là thân mật ?.
Tôi biết Đ/t Lạc lúc ông còn là Đ/u. Phi-đoàn trưởng 524, thuở đó tôi còn học trung học đệ nhứt cấp trường Kỹ Thuật gần Cầu Đá Nha-trang, ông anh lớn của tôi là Th/u “Minh Sói” khóa 63D là thuộc cấp của Đ/u Lạc (Bạn bè đặt cho tên cúng cơm vì anh tôi hơi sói đầu), bay trong phi-đoàn A-1 Skyraider này, cuối năm 1967 khi đi học A-37 khóa đầu tiên thì anh tôi cũng đi chung với Th/t Lạc. Hơn nửa Đ/t Lạc lúc ở Nha-Trang cũng biết anh tôi là con của ông Mục-sư làm giáo-sư ở trường Thần Học Tin-Lành bên Hòn Chồng nên ổng cũng có phần cảm mến anh tôi vì nếp sông đạo đạo đức của anh. (Cũng vì vậy mà các VNAF ngoài Nha-trang có khi gọi chọc anh tôi là Mục-sư Tuyên úy). Vì tình thầy trò nên khi Đ/t Lạc lên làm Không-đoàn-Trưởng KĐ 62 thì ông kéo anh tôi lên làm Trưởng phòng huấn luyện của không-đoàn. Còn tôi chỉ là phận tép tiêu em út nên có phần ké vô trỏng vậy thôi.
Bây giờ ngồi đây viết lại ba chuyện “dui buồn” này mà kiếm người khác bạn mình để viết thì cũng hơi khó, vì nó chỉ xãy ra hay do chính tôi chứng kiến, còn KQ mình bên cánh quạt (fixwing)  đâu có bao nhiêu người qua đây còn đi bay lại ? (3 ông già kia thì cũng đã retired mấy năm trước rồi). Ngoại trừ hiện nay trong VNAF chỉ còn lại đúng 3 anh em còn trẻ bên A-37 là các cựu Th/u VNAF “Trẻ” (Mấy trự này cũng đều đã trên 5.5+ bó rồi!) như Th/u Nguyễn-Châu-Phòng (Khóa 72A) Captain bay MD-11F cho UPS, Lê-Hưng (Khóa 72) Captain bay phản-lực Hawker cho 1 công ty tư nhân bên vùng Ấn-Độ và Nguyễn-chu-Mon Captain bay phản-lực Challenger tư cho một nhà băng lớn bên Oklahoma, vài năm nữa thì 3 anh em này cũng sẽ giống như tôi. Tôi viết vậy bởi vì thế hệ “trẻ” (baby boomer nay chỉ trước sau 1,2 năm thì đã ôm 6 bó rồi) của tôi coi vậy mà đã hết thời rồi, cuối tháng 12/2006 tôi cũng đã chính thức “ rì tai” bên Airlines sau 20* năm bay cho hảng US Airways (* 3 năm cuối ngồi chơi xơi nước, lảnh lương và hưởng đủ mọi quyền lợi của 1 Pilot vì Medical !)
Theo luật định hiện hành  của chính phủ thì tất cả các Airline Pilot (chở hành khách hay cargo) đúng 11:59 phút EST của ngày sinh nhật 60 bắt buột phải retire! Theo luật mới thì Pilot sẽ retire ở tuổi 65 nhưng đến năm 2009 mới áp dụng; Nếu hảng nào còn xữ dụng các loại phản lực cũ như Boeing 727 hay 747-200 cần Flight Engineer (Cơ-Phi) thì các Pilot này có thể xin xuống (down grade) làm một cơ-phi nếu có chỗ trống và không bị giới hạn bởi hạn tuổi 60/65 nếu vị Pilot/Cơ-phi  này vẫn hội đủ điều kiện sức khỏe. Lương hướng bị cắt giảm rất nhiều nhưng khoảng thâm niên với hảng vẫn tiếp tục cho đến khi vị Cơ-Phi/Pilot “Già” này chịu retire…
Dù biết 3 ông đàn em kia vẫn còn đi bay và mấy ỗng có riêng mấy chuyện dui buồn của mấy ổng tui đâu có biết được để mà viết về mấy ổng? Thôi thì tôi đành phải viết mấy chuyện dui buồn của đời bay bổng của mình vậy.! Nếu tôi có vô tình hay cố ý khoe khoang về tôi nhiều quá trong diễn bài này và thỉnh thoảng cũng cả gan dám mang chính sách của “Xã hội chũ nghĩa = Xạo hết chỗ nói ”xía dzô, thì xin quí đọc giả nên xem như một chuyện “bình-thường” dùm.
Trong một con số ít ỏi của vài Pilot cựu VNAF bay trong ngành hàng không bên Mỹ, xem như chỉ có một mình tôi hay viết lách khoe khoang đủ thứ chuyện, tốt cũng khoe mà xấu cũng khoe tuốt luốt… mà không sợ bị ai cùng “môn phái” phê bình, hay sửa lưng cho nên cứ ngon trớn viết tào lao, chỉ sợ quí đọc giả nghỉ là tôi thích “ Nổ” quá trớn làm mất đi danh tiếng của một thời vang bóng.!. Thôi thì nay trong bụng còn dư vài ba viên pháo “Chuột”, tôi đem ra nổ luôn một lần cho thỏa mãn .! Những chuyện trời đất tôi viết kể sau đây, chuyện bay hồi còn bên VN, chuyện bay bên Mỹ…thứ tự thời gian có thể sẽ không như ý muốn, tôi nhớ đâu viết đó.
Mấy bạn bè thân thiết của tôi nghe tôi kể chuyện bay bỗng bên xứ Mỹ này nên tụi nó xúi tôi viết bài kể cho thiên hạ nghe chơi cho dui, chết chóc ai đâu mà sợ. Thật ra tôi không sợ ai hết chỉ ngại là mình kể dỡ quá không thiên hạ nào thèm nghe thì có.
****
Ai cũng tưởng làm Captain Airline thì chắc có nhiều quyền hạn! Thưa quí đọc giả, tôi  ngồi vô phòng lái đóng cửa lại lo làm phận sự của mình, chuyện gì cũng phải thi hành đúng theo sách vở, bao nhiêu chuyện rắc rối nhỏ nhặt phía sau khoang hành khách thì đã có mấy cô tiếp-viên giải quyết, chừng nào mấy cổ bó tay rồi thì mới gọi lên phòng lái hỏi phải làm sao đây?.  Trên phi-cơ vấn đề giao tế nhân sự phần lớn do cô tiếp-viên trưởng nhóm giải quyết, mấy cô này có nghiệp đoàn riêng, nên có những chuyện mà tụi tôi không nhúng tay vô được, thấy mấy bả cười cười vậy đó ..nhưng lâu lâu về đến nhà thì bị văn phòng của “Chief Pilot” gọi phone hỏi thăm thì cũng hơi phiền, hồi mới vô hảng tôi cứ nghe mấy bà già thâm niên kể cho tụi tôi nghe về mấy ông Captain già khó tính, mấy bả nói :”Mấy thằng Captain cứ tưởng tụi nó là “ông trời”. (They think they are God..!) thật ra là mấy bả muốn dằn mặt tụi tôi trước để sau này có lên cấp thì liệu hồn. Ai làm phận sự nấy, đụng vô mấy cô này phiền nhiễu lắm.
Hồi trước thì thỉnh thoảng có nhân viên an-ninh hàng-không “chìm” (air-marshall) đi theo, sau vụ 911 thì số an ninh chìm đi theo thường xuyên hơn trên các chặn đường bay dài, mấy ông này cũng có thể ra tay khi cần, khi lên máy bay thì mấy ổng đưa thẻ và giấy tờ trình cho tụi tôi biết ông ngồi ghế số mấy, thường thì hay ngồi phí sau cùng để dễ quan sát. Captain thì chẳng có quyền đuổi ai xuống khỏi máy bay hay cho phép ai đi, chỉ trừ ra các Pilot hay nhân viên FAA của chính phủ xin quá giang, hay khi phía sau ghế hành khách không còn chỗ trống cho mấy vị này.
Bên mình hồi đó ai làm tới chức Trưởng Phi-cơ thì coi mình như ông trời con, như dua một cõi và quyền hạn thì “Dzô biên” … và có khi cũng hơi “dzô diên”!
Hồi năm 1974 tôi thường bay ra đảo Côn-Sơn một tháng 2 lần, trong số hành khách tôi để ý có 2 vợ chồng thường dân bay đi bay về rất thường xuyên, tò mò nên một hôm tôi hỏi ông chồng là ông bà làm gì ngoài này mà tôi thấy sao siêng năng đi ra đây thường quá? Được ông ấy trả lời là: ”tôi làm thư-ký của tòa tỉnh Gia-định nên phải ra đây lo ba cái giấy tờ cho tỉnh, vì Đảo Côn-Sơn này nền hành-chánh trực thuộc tỉnh Gia-định nên vợ chồng tôi được biệt phái ra làm việc ở đây, Thiếu úy nghĩ coi ai mà muốn đóng đô dài hạn ở đảo này !” À, thì đi một ngày học được một sàng khôn, hiểu thêm chút đỉnh về cơ cấu hành chánh của xứ mình. Rồi cũng trong phi-vụ Tân sơn nhứt-Côn Sơn -Tân sơn Nhứt này vị trưởng phi-cơ khả ái của tôi là ông Đ/u Tô tiến Đạt có hỗn danh là Đạt “Ống nhổ” (khóa 65A cùng khóa với Trần-thế-Vinh và Lý-Tống). Năm 1987-89 tôi thường bay ghé phi-trường Orlando 2,3 lần mổi tuần, tôi vẫn thường gọi phone thăm (cố) Chuẫn-tướng Phan-Phụng-Tiên và anh Đ/u Đạt, anh Th/t Vinh Ốm anh Đ/uTâm Già, anh Đ/u Thuyên. Hôm đó tôi gọi phone tính tán dóc với anh Đạt thì gặp ông già dzợ của anh Đạt bắt phone, ông cũng là Mục-sư nên tôi phải ăn nói lễ phép, ông trả lời với một giọng trung kỳ 100/100 ông nói:
- Cái thèn Đoạt bửa ni hén đi công toác ở chỗ mô nớ, chiều ni hén mới về, rồi ông cũng hỏi thăm về ba má tôi bên Cali, một hồi lâu nói đũ thứ chuyện thì không biết trong câu chuyện có gì mà ông nói:
- Chu choa cái thèn Đọat nhòa tui hén nóa dữ lém! Không uai nóa lại vơí hắn mô !. Rồi sẵn đó tôi hỏi bác biết hồi xưa trong KQ người ta gọi anh Đạt là gì không? Người ta đặc cho ảnh cái tên cúng cơm là Đạt ống nhổ, tôi nghe trong đầu dây bên kia ông nói:
- Chu choa ai mà đẹt cho hén cái tên chi nghe ót (ác) sao mà ót dữ rứa con !?.
Ông Đ/u Đạt này thì tuy mặt mày trông lúc nào cũng nghiêm nghị và kỹ luật lắm, hồi xưa ổng làm phụ tá sỹ-quan hành quân của phi-đoàn, mấy ông Th/u mới về phi đoàn, ông nào ông nấy sợ ổng như sợ cọp, thấy ổng là tụi nó né ra một bên, nhưng thật ra ổng đối xữ đàng hoàng và rất tốt bụng với các đàn em, dòm thấy mặt ổng ngầu vậy chớ một hồi rồi cũng cười hề hề, nói chuyện thường hay pha trò và có tài chọc quê thiên hạ vui lắm.. Nhứt là vô mấy cái đám cưới quen, ổng hát chọc quê cô dâu chú rễ mỗi khi đi ngang qua bàn, rồi đến chọc quê ông bà bố mẹ của cả hai bên, vui còn hơn là MC chính nửa! .Tôi biết rõ vì ổng thường cắt tôi bay chung với ổng. Chị ruột của ổng là vợ của Tr/T Lâm Quang Thi nên mỗi lần mang bà lớn đi đi về về từ vùng I, những lần đi bay như vầy thì tôi hay né đi chỗ khác để khỏi phải chào kính mặt trời.
Những năm trước thì đi dự Đêm Không gian bên Houston tôi vẫn thường thấy ổng đi 2 người  nên ổng ít diễu một tý thôi vì có “Bà” đi bên cạnh, dạo sau này không biết cái rờ mọt của ổng bị xẹp bánh nằm trên xa lộ nào mà bay giờ chỉ thấy ổng đi có một mình, mỗi lần thấy bạn cũ thì ông này hay cười cười diễu giỡn 1 câu lục bát bằng giọng bắc kỳ chữ dê (d) mà tôi nhớ hoài :
“ Dĩ dãng dễ dì dấu diếm” .!
Hồi xưa bên nhà thì còn nể nang vì quyền uy, cấp bực, sợ bị “đì”. Qua đây phương tiện truyền thông quá tân tiến nên hồi xưa, hay hồi nay có chuyện gì bí mật nay bị bật mí hết nên “dấu diếm” gì được.!
Sau khi đáp Côn Sơn tôi ra ngoài xem thiên hạ xuống khỏi phi-cơ và xem hành khách mới, trở về Sài gòn, trong đám hành khách này có một thằng bé khoảng 12 tuổi, trên tay nó ôm một con khỉ con rất nhỏ ngồi lọt trong lòng bàn tay, tôi lại gần chìa tay vuốt ve con khỉ con này trông rất dễ thương, nó cũng làm cho tôi nhớ lại hồi học lớp đệ lục tại Nha trang tôi đã từng nuôi một chú khỉ nhỏ như con khỉ này, sau này khỉ con lớn lên tôi bắt gặp nó trèo qua nhà hàng xóm, leo vô chuồng gà đang ấp ăn cắp trứng gà ôm chạy về, tôi phải đem cho người bạn ở ngoài Xóm Bóng, vì sợ lâu ngày bị vạ lây.
Đến giờ hành khách sắp hàng lên phi-cơ, đi bằng cửa trước của C-130 cho dễ kiểm soát, vì lý do an ninh nên các cửa sau đều đóng lại. Khoảng chừng 20 hành khách về Sài gòn trong đó có thằng bé 12 tuổi này đang tươi cười hí hửng cầm con khỉ bước lên phi-cơ thì Ngài Trưởng Phi-cơ khả ái của tôi chỉ vào con khỉ nhỏ nói: con khỉ này ở lại, nó không có tên trong danh sách manifest thì không được đi …
Mặt thằng nhỏ đang hí ha hí hững ôm con khỉ leo lên cầu thang máy bay đột nhiên trở thành buồn xo, trông thấy mà tội nghiệp. Bị một ông Đ/u trưởng phi-cơ lái một chiếc máy bay vỹ-đại phán một câu ra lửa, hỏi thằng con nít nào mà không khiếp vía! Nó nhìn dáo dát tìm cách giải quyết vụ con khỉ này vì nó không biết phải giao lại cho ai đây. Ba má nó bước lên phi-cơ trước nó lo tìm chỗ ngồi nên không biết chuyện thằng bé đang gặp vụ rắc rối này. Nó lên sau ba má nó vì phải đợi kêu tên theo thứ tự ABC. Người trưởng trạm thì chỉ biết đứng nhe răng cười, cuối cùng thì nó chạy lại đàng hàng rào kẽm gai cột đại con khỉ con vô đó xong chạy trở lại bước lên máy bay tìm chổ của bá má nó.
Sau khi cất cánh ở Côn-sơn về lại Sài gòn, giửa đường tôi hỏi Đ/u Đạt sao ông khó quá vậy ông, tui thấy tội nghiệp thằng nhỏ phải bỏ con khỉ lại. Ổng trả lời:
- chớ tao cho con khỉ đi, rủi giửa đường nó nổi cơn điên chạy cắn hành khách rồi tao bị ký củ dzô ngồi tù sao.?
Nói tới chuyện điên thì tôi nhớ tới 1 phi-vụ bay từ Ban Mê Thuột về Sàigòn, trong phi- vụ-lệnh ghi : Chở 36 thương bệnh binh bị bệnh “tâm trí”. Hồi đó tôi còn bay C-123, vị trưởng phi cơ là Tr/u Phan-văn-Tề (Khóa 66). Ổng nói: ê Khiêm anh lo cho mấy ông lính điên này lên phi-cơ dùm tui, tui chạy vô trong trạm kiếm mua mấy ký Cà Phê Ban-Mê-Thuộc về đặng “biếu” cho ông già dzợ tui .(Rễ KQ có hiếu với ông gìa dzợ như vậy là nhứt rồi. Còn ông già ruột của ổng chắc hỏng có ký nào ?)
Tôi hỏi ông Đ/u Quân-y đi theo áp tải mấy ông lính này về TSN: Đ/u làm ơn cho ông nào điên nặng nhứt lên phi-cơ trước rồi mấy ông nhẹ nhẹ cho lên sau. Nhìn mấy ông lính này tôi không thấy mấy ổng điên chỗ nào, hay có những hành động gì đáng sợ cả, lâu lâu thì có thấy mấy ông cứ nhe răng cười cười vu vơ, nhìn trời ngó đất.
Đáng lẽ vụ này tôi để cho ông áp tãi của tôi làm, nhưng muốn chắc ăn, tôi cột và xiết seat belt thật chặt cho ông điên nặng nhứt vô ghế, lộn ngược mặt trái của mặt seat belt rồi nhét dấu đầu dây bên kia xuống dưới ghế, vì tôi nghĩ già này điên số một nên chắc giả không biết mở seat belt !.  Rồi tôi bước nhanh ra đàng sau cửa ramp để nói họ đem ông thứ hai lên tàu, tôi vừa đứng ngay cửa ramp chưa kịp nói “cho ông thứ nhì lên đi”, thì tôi cảm thấy có cái gì ấm ấm phía sau lưng, quay lại thì thấy ông điên số 1 mà tôi mới cột vô ghế đã đứng ngay sau lưng tôi rồi! Ổng nhìn tôi nhe răng cười, rồi tôi nghe ổng nói: Th/u sao đẹp chai quá Th/u? Cái đám lính ”điên” đang đứng sắp hàng sau đuôi máy bay 3,4 mang nghe vậy cũng nói hùa theo với nhiều giọng có âm điệu khác nhau “… ừa phải dồi Th/u đẹp chai wá…”. Hai ông áp tãi đứng đó nghe bụm miệng cười thoải mái.
Thú thật với quí đọc giả, phi-cơ còn nằm dưới đất mà hồn vía tôi lúc đó chưa đầy 1 giây đã cất cánh tới 9,10 ngàn bộ rồi ! Rốt cục rồi tụi tôi cũng đã chở mấy ông lính điên này về tới TSN an toàn.
Đến đầu năm 1973 thì tôi đã chuyển sang bay C-130, trong những phi-vụ trao trả tù binh theo hiệp định Paris bay từ Biên-Hòa sang phi-trường Lộc Ninh, trước đó mấy ngày thì (cố) Tr/t Nguyễn-Tấn-Châu ( tức Châu Do-thái) đã đáp để thám sát an-phi cho phi-trường Lộc Ninh xem thử có an toàn cho C-130 Đáp hay không. Khi về tôi nghe ổng nói bên KQ mình ra lịnh là không có được ăn uống bất cứ thứ gì của tụi VC mang ra đải,  bên bộ binh thấy mấy giả ngồi ăn đồ của tụi nó dọn ra tỉnh queo, nào chôm chôm, nào sầu riêng… còn phi hành đoàn mình thì ngồi dưới cánh máy bay khui mấy hộp ration “C” đồ của đế wuốc ra ăn.!
Tôi không biết những toán tù binh VC này từ đâu tới, hay từ Phú-quốc đưa về đây bằng tiện nào? Tôi chỉ thấy từng toán 60 người ngồi xếp hàng trên thềm xi-măng tại khu cargo phía đông phi-trường Biên-hòa. Tất cả đều mặc bộ áo tù màu nâu do chính-phủ cấp phát, và ngoài ra mỗi một người còn được phát cho một bộ quần áo mới cũng màu nâu, một ổ bánh mì lớn và một gói đường nhỏ.
4 chiếc C-130 của VNAF thay phiên nhau chuyên chở các toán này. Trong khi chờ đợi tôi quan sát thấy nếu trong toán đó không ai nói gì thì họ sắp hàng lên máy bay mang theo đầy đủ 3 thứ đó. Còn có toán thì khi đứng dậy họ bỏ lại bộ quần áo nhưng đen theo ổ bánh mì và gói đường, rồi có toán chỉ mang theo gói đường nhưng bỏ lại bộ quần áo và ổ bánh mì, và có toán đứng dậy bỏ lại tất cả, chắc đây là những thứ gộc nên không xữ dụng bất cứ thứ gì của chính-quyền “Mỹ Ngụy”.
Tôi bay các phi-vụ này được 3 ngày, mỗi ngày cất cánh và đáp Lộc-ninh 3 lần. Ngày đầu tôi bay với Th/t Khưu Thái Bình ( Khóa 63) trên chiếc C-130 của Phi-đoàn 435 có số đuôi 518 và 3 chữ sơn trắng bên trên lá cờ Việt Nam là chữ HCM ( danh số thuật ngữ của phi đoàn 435 bắt đầu bằng chữ HC.. rồi theo thứ tự Alfa Beta như HCA, HCB…và đến chiếc thứ 16 cuối cùng là HCP, nên HCM nằm lọt trong đám chữ này, còn bên phi đoàn 437 thì bắt đầu bằng 2 chử GZ..).Vì vậy khi ngày đầu tụi tôi đáp ở Lộc Ninh thì mấy chú Vẹm loại gộc ra phi-trường đón tụi tôi, chỗ trại tiếp tân là cái terminal cũ, chỉ có mái che không có tường hay phòng ốc gì cả, ngoài mấy cái bàn của ban liên-hợp 4 bên ngồi để dưới trại cách chỗ phi-hành-đoàn ngồi nghỉ chờ đợi khoảng 10 thước. Tụi này phải chờ để sau khi ban liên hợp hỏi từng người ai muốn về với “Mặt trận giải phóng “ thì bước sang bên kia, ai muốn về với Chính-phủ quốc-gia thì bước sang bên này làm giấy tờ rồi trở lại máy bay để tụi tôi chở về Biên-Hòa. Trong lúc ngồi chờ đợi thì tôi nghe có mấy ông vẹm chỉ lên chữ HCM của đuôi máy bay nói : Tên của cụ Hồ chí Minh đấy mấy đồng chí ơi ! Tôi đứng phía trong nhà chờ đợi la lớn:
Không phãi vậy đâu ông ơi, 3 chữ đó là “ Hôi Cứt Mèo “!Mấy anh đừng có phịa hồ chí gì rồi la ó cho mệt!. Th/t Bình ngó tôi cười, coi bô thằng co-pilot của ông nói một câu nghe được, ổng nháy nháy mắt nói: ê bộ Th/u Khiêm không sợ mấy thằng VC này làm thịt hả?. Trong trạm chờ thì cũng có mấy phi-hành đoàn trực-thăng của VNAF bay cho ban liên-hợp nếu tôi không lầm (?) ! . Có một ông già VC ngồi đó mời tụi tôi uống nước trà, ông người miền Nam nên tôi nghe ông nói: “ Mời mấy Thầy dùng nước trà”, tôi không nhớ thằng áp tải hay cơ phi gì của tôi nó nói:
-mà nước trà này mấy ông bỏ thuốc độc dô, ông dụ tụi tui uống vào chết dại hết sao?. Ông già vẫn ngồi điềm nhiên, mặt lạnh như tiềng. Một lúc sau tôi lại nghe ổng nói:
- mấy Thầy biết không, ở đây không có cái gì của Mỹ hết !
Tôi nghe ông Đ/u trực-thăng người Bắc tôi không nhớ tên, ổng liền lên tiếng, dường như ông này là sỹ-quan chiến tranh chính-trị của phi-đoàn nên tôi nghe ổng phát ngôn có nét lắm :
-Thôi đi cụ, hả cái mồn ra là tuyên truyền!
Rồi ổng chỉ ra phi-đạo bằng vỹ-sắt nói :
- Cái vỹ sắt của phi-trường này là của Đảng và Bác làm chắc ?.  Còn cái đinh đóng ở cái trạm này cũng cũng của Đảng làm ra luôn?. Tôi nói cho bác nghe nhá; cái vỹ sắt kia là của Mỹ, cái đinh đóng vô cái terminal này, cái mái nhà này cũng là của Mỹ nốt! Chỉ có cái mồm thối của bác là không phải của Mỹ thôi. (tui nhớ 99% nguyên văn)
Phi-trường Lộc-ninh này hồi xưa là căn cứ của Bộ-binh Mỹ, cái terminal do hảng thầu RMK xây nên vẫn còn tốt, đầu năm 1971 khi tôi mới về nước, được huấn luyệân trên C-123K chung với USAF, tôi đã đáp ở phi-trường Lộc-Ninh này được 4 lần, nay 2 năm sau lại được trở lại phi-trường này trên VNAF C-130. Tôi quan sát trong cái bọn cán binh VC chạy tới lui lo trật tự hay làm “do thám” đọc tên tuổi của đám pilots ngụy này, trên ngực tên nào cũng có mang ảnh tượng nhỏ bằng đồng của mister Hồ, đứa nào không có thì tôi thấy mấy giả xõ hình trắng đen cũa cụ Hồ cở hình thẻ kiểm tra vô kim băng rồi mang trên ngực ra điều hãnh diện lắm.
Chở vô Lộc-Ninh thì 60 tù binh mỗi chuyến nhưng chở về thì rất ít, khi toán hồi-chánh về lại Biên-hòa thì có nhóm người bên khối Dân-vận Chiêu Hồi ra đón tiếp với các vòng hoa, biểu ngữ  như “Hoan nghênh các bạn đã trở về với chính nghĩa quốc gia”.v.v..
Buổi chiều hôm sau khi chờ tới phiên bay chuyến thứ 3 trong ngày tại Biên-Hòa tôi thấy có khoảng 2 xe GMC chở một nhóm người rất trẻ khoảng 4,5 chục mạng, phía nữ mặc đồ bà ba trắng, nam cũng mặc áo sơ mi trắng, khi toán này xếp hàng ngồi ngay ngắn, có một người đi tới đi lui để ra lệnh hay đốc thúc trật tự cho nhóm, tôi tò mò bước đến gần đễ hỏi xem nhóm người này là ai, thì được một người bạn cùng khóa quân sự với tôi 9 tuần Quang-Trung, ông này bây giờ là Tr/u Quân-pháp nói đây là nhóm sinh-viên, học sinh chuyên môn đi biểu tình, phá rối trị an và họ tự cho họ là “Thành phần thứ ba” có cảm tình hay thân cộng nên bị bắt và giờ thì đòi lên Lộc-Ninh để giải quyết và bày tỏ lập-trường của họ. Người trưởng toán của đám này khi tôi tiến lại gần đọc được bản tên gắn trên ngực áo bằng plastic, khắc trên nền xanh lợt chữ trắng : Vũ Ngọc Nhạ. Chắc một số quí đọc giả còn nhớ, tên này làm cố vấn an-ninh cho Tổng-Thống Thiệu, sau bị lộ ra là của Cộng sản gài vào tận Phủ Tổng-thống và còn được làm cố vấn an ninh cho phía quốc gia. (năm 2005 tôi có xem được tờ báo nào đó trên internet nói là tên Vũ ngọc Nhạ 78 tuổi đã chết !).
Thằng bạn này thấy tôi lái C-130 thì hỏi, mày có con ông cháu cha hay sao mà được bay cái thứ này? À mà sao mày đi lính một lần với tao mà bây giờ vẫn còn mang lon Thiếu úy ? ( Tôi chính-thức được lên lon Tr/u tháng 10 năm 1974). Bộ mày ba gai lắm hả ? Tôi nói con ông cháu cha cái con khỉ gì . Tao học xong Pilot bên Mỹ họ hỏi tao muốn chọn bay thứ gì, khóa của tao học là khóa đầu tiên cho hoa-tiêu đi học A-37 sau khi xong huấn luyện bên T-28, tao không muốn lái máy bay nhào lộn nên tao chọn vận-tãi, Không quân có thứ gì cho mình học thì mình bay thứ đó, và hy vọng chính của tao là để được sang bay cho Air Việt Nam sau này. Nó đâu biết là tôi chỉ học quân sự 9 tuần ở Quang Trung  rồi sang Thủ đức thêm 4 tuần sau khi gắn Alfa, Không quân lảnh về cho đi học Anh văn rồi du-học Mỹ 1 năm thành Pilot về nhà là ra đi hành quân luôn. Toán đầu tiên 8 thằng co-pilot, 6 tên còn mang Alfa lúc nhận C-123K khi Mỹ chuyễn giao đầu năm 71, đâu có ai bay thế để mà tụi tôi đi học bổ túc quân-sự giai đoạn 2 ? Thành thử bên sư-đoàn cho tụi tui được mang lon Thiếu úy, thẻ căn cước và chứng chỉ tại ngủ ghi Thiếu úy nhưng ăn lương trung-sỹ dài hạn. Hơn một năm rưởi sau (8/1972) bên sư-đoàn làm báo cáo lên Bộ Tổng Tham Mưu là tụi tôi đã học xong giai đoạn 2 quân sự do sư đoàn tổ chức, mà thực sự từ lúc về nước là đi bay hành quân liên tù tì không có học quân-sự một ngày nào cả. Trong mấy bài viết trước tôi đã có lần nói tôi là loại “ KQ nhảy dù ! Trong đợt Việt Nam hóa: Không-Quân có khoảng 2 đại đội, sau này thành Pilot đủ loại thuộc thành phần dỡm(về quân-sự) như tôi”.
Toán người thuộc “Thành phần thứ ba “ kia gồm một số đông các nữ sinh viên coi bộ “hồ hỡi” lắm . Họ được sắp hàng lên chiếc C-130 của phi-đòan 437 do Th/t Ngô Xuân Nhựt lái. Tôi gặp Th/t Nhựt hỏi sao Th/t chở mấy cô đó tới Lộc-Ninh dzui không ? Th/t Nhựt nói dzui cái con mẹ gì, chưa ai kịp hỏi han gì  ai muốn về với phía bên nào là mấy con quỉ này đã ùa chạy về với “nhân dân” cha nó rồi ! Báo hại mấy ông Canada và Nam Dương trong ban liên hợp phải rượt theo lùa đám quỉ này trở lại làm thủ tục.
Ngày cuối cùng tôi bay lên Lộc-ninh thì thấy một đám con gái mặc quần áo bà ba  trắng ngày hôm qua đứng dọc bên kia bờ rào, vừa ngoắt tay khóc mếu máo nói mấy anh ơi cho tụi em về lại Saigòn đi ! Tụi tôi cười nói với nhau, mấy con khỉ này mới về với “nhân dân” có một đêm, chắc tối ngủ bị muỗi Lộc-Ninh cắn quá chịu không nổi hay là nhớ kép “ngụy” nên bửa nay lại đòi về. Có người trong đám tụi tôi chọc quê mấy cô này nói : muốn về Sàigòn thì kêu xe xích lô đạp chở về, tụi này về Biên Hòa thôi, muốn quá giang thì nhảy rào qua đây tui cõng về cho… Tụi tôi chỉ làm nhiện vụ đưa đón, đâu có quyền hạn gì mà cho mấy cô này quáù giang khơi khơi về lại Biên Hòa. Hôm qua mấy cô này đã làm giấy cam kết có ký tên là cương quyết trở về với “nhân dân” với sự chứng giám của ban liên hợp 4 bên. Bây giờ có khóc lóc cũng vô ích….
Tôi biết ba cái chuyện này đối với chúng ta hồi đó nó chả là cái thá gì cả, dĩ nhiên là trong số những Pilot C-130 hay Trực thăng đã trực tiếp bay trong các phi-vụ này thì mỗi người đều có cái nhìn khác nhau, bây giờ tôi cố moi óc viết lại không dám thêm bớt hay làm méo mó sự thật, chỉ ráng nhớ lại viết thêm chút mắm muối để nghe cho vui thôi.
Tôi chỉ bay C-123K của VNAF được đúng 2 năm và C-130 đựơc 2 năm 4 tháng nhưng cũng có nhiều kỹ niệm vui buồn đứng tim khác nhau. Mùa hè đỏ lửa năm 1972 chuyện chết sống giống như chuyện giỡi chơi. Tụi tôi bay ra Đà-nẳng 4 chiếc C123K, 2 chiếc của phi-đoàn tôi là 423 và 2 chiếc của phi-đoàn 425 trong phi-cụ tiếp tế đồn Bastone.
Đêm hôm trước tụi tôi và Tr/u Tạ-Huy-Kiệm (khóa 66) bước vô phòng hành quân của sư-đoàn 1 ngoài Đà-nẵng để nghe thuyết trình về tình hình an-ninh trên vùng Bastone, Vị Tr/t. mặc đồ bay xám tên Duệ cho gọi một ông Tr/u L-19 vào thuyết trình cho tụi tôi biết về hỏa lực phòng không của VC trên vùng đó như thế nào ? Nghe ổng nói mà tụi tôi hết muốn đi bay ngày hôm sau. Ông Đ/u Thức làm phụ tá cho biết thêm là 1 phi-hành đoàn trực-thăng bị bắn cháy, đáp vào hàng rào của đồn Baston, đã 2 tuần rồi mà bên sư-đoàn vẫn chưa lấy được xác. Cũng vào giờ phút đó tụi tôi nhận được tin 1 chiếc C-123K của phi-đoàn 425 vừa bị bắn rơi ở An Lộc, Phi-hành-đoàn không ai sống sót! (Hôm sau tôi hay được Th/t. Nguyễn-Thế-Thân là Phi-đoàn-Trưởng của phi-đoàm 425 bay phi-vụ này, co-pilot là Th/u Quách-Thành-Hải cũng là bạn học cùng khóa Pilot, và ở cùng phòng với tôi lúc học C-123K tại Locbourne AFB. Không đoàn 53 trong phi-vụ này còn mất thêm 2 ông Không-Hànhh-Viên kỳ cựu, một người là Đ/u Trọng người Bắc, vị kia là Đ/u Ngân… 2 vị này bay xác định hành quân định kỳ cho nhau, ông Th/s. cơ-phi già tên Hoành, người Bắc rất hiền từ ít nói, học chung khóa I, C-123K với tụi tôi bên Mỹ cũng đền nợ nước, trong hai ông áp tải chỉ có 1 ông sống sót và bị thương nặng đó là Th/s. Diêu-Chính-Thượng, hiện nay ông vẫn còn ở tại Việt Nam. Trong thập niên 60 ông Tr/s. Thượng lúc làm tháp-tùng-tử trên T-28 khi bay với người Mỹ bị trúng phòng không, ông đã nhảy dù sống sót một lần rồi, đây là lần thứ hai ông sống sót trong một trường hợp  quá hiếm hoi khi tử thần tha chết đến 2 lần!.
Ngày hôm sau 4 chiếc C-123K của hai phi-đoàn thay phiên nhau đi thả đồ tiếp tế, phi-hành đoàn tôi đợi ngoài phi-trường để bay ca buổi chiều. Khoảng 10 giờ sáng khi Tr/u Châu Đức Tánh (Khóa 66) của phi-đoàn 425 bay chuyến đầu trở về, khi đến phi-trường Đà-nẵng phải lắc cánh xin đáp vì bị phòng không bắn hư hết hệ thông vô tuyến không liên lạc được với ai cả, chuyến thứ nhì do Tr/u Hứa hồ Thanh (khóa 66) bay chung với co-pilot là Th/u Mai (Volley). Về đến bến tôi gặp thằng Mai nhảy xuống khỏi tàu, chưa kịp hỏi han gì thì nó đã thả  một câu giáo đầu chưởi thề nói “ dzô đó ban ngày mà thấy tụi nó bắn lên như pháo bông…” Phi-cơ lủng bao nhiêu lổ thì tôi không biết, vì loại C-123K thì thân hình mập và chậm chạp như con cá voi, dễ làm mục tiêu cho phòng không. Tôi không biết khoảng thời gian giữa lúc hai chiếc trước thả dù và tới phiên tụi tôi buổi chiều thì các phi-tuần A-37 có lên làm việc ở vùng đó hay không? Vì đến buổi chiều khoảng 3 giờ thì chiếc của Tr/u Kiệm và tôi bay cao độ 3 ngàn bộ vô Bastone theo sau là 1 chiếc C-123K nửa của Phi-đoàn 425 bay cao độ nào tôi không rõ. Tôi hỏi Tr/u Kiệm sao mà bay thấp dữ vậy, ông nói nửa giỡn nửa thiệt “tao điếc đâu có sợ súng”. Tôi nhìn thấy rõ đồn Bastone trước mặt. (cố)Th/t Trần Văn Triều là Navigator cho lệnh thả sớm hay trể tôi không nhớ nhưng sau khi thả xong 4 pallet hàng Tr/u Kiệm lại cho phi cơ bay lên khoảng 8 ngàn bộ rồi còn bay vòng trên vùng đó gọi chỉ cho chiếc số 2 vô thả. Tôi không còn nhớ nhiều bởi vì lúc đó đầu óc tôi chỉ nghĩ tới phòng không và chỉ chờ để nghe bị trúng đạn. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu tại sao 2 chiếc C-123K vô thả dù buổi chiều, một chiếc bay thật thấp lại không bị trúng một viên phòng không nào cả?!Hay là bọn VC vì quá đói, đã thấy 2 chuyến ban sáng thả thực phẩm, hể không lọt vô được trong đồn thì mấy ỗng lén chui ra lượm, nên để yên cho 2 chiếc buổi chiều, đễ có thêm thực phẩm?. Về đến Đà Nẵng thì được đổ xăng để bay về TSN, chiếc nào cũng mang một số hành khách về Sàigòn, trong số hành khách thì có 2 ông Pilot trực thăng và A-37 bạn của Tr/u Kiệm, tôi nghe mấy ổng đứng nói chuyện với nhau về căn cứ Bastone, khi nghe Tr/u Kiệm nói hồi chiều nay ông bay 3 ngàn bộ vô Bastone thả dù tiếp tế, tôi nghe ông Đ/u trực thăng nói lớn:” trời đất ơi bộ mày điên sao mà bay thấp dữ dzậy, tụi tao bay 6 ngàn bộ vô vùng đó mà còn ngưởi thấy mùi Xác chết !.
Đúng một tuần lễ sau, Tr/u Tạ Huy Kiệm và nguyên phi-hành đoàn chiếc C-123K của phi-đoàn 423 đã đền nợ nước tại Cửa Việt, Quảng trị trong một phi-vụ tiếp tế cho Thủy quân Lục Chiến.
Cũng trong khoảng thời gian mùa Hè Đỏ Lữa năm 1972, trong một phi-vụ tôi bay chung với Tr/u Nguyễn-Hồng-Châu (khóa 66) và 1 chiếc C-123K nửa của Phi-đoàn 425 do Đ/u Nguyễn Hứa Chữ (khóa 64). Hai chiếc bay yểm trợ cho chiến trường Tây nguyên, tụi tôi được lệnh bay ra Qui-nhơn chở Gạo về Pleiku 3 lượt. Lần cuối đáp Pleiku đổ xăng rồi bay qua Kontum để di tản đồng bào tỵ nạn về Sàigòn, sau khi đáp Komtum phi cơ vẫn để máy nổ, ramp sau được hạ xuống để đồng bào di tản chạy lên đầy phi-cơ là đóng cửa lại rồi di chuyển ra phi-đạo cất cánh ngay. Bên quân báo đã cho hay là phi-trường Kom tum lúc bấy giờ thường xuyên bị pháo kích, do đó thời gian ở dưới đất sẽ rất ngắn, tuy nhiên 2,3 phút ở đưới đất chờ đồng bào bồng bế nhau chạy ra phi-cơ xem vậy mà lâu vô kể. Tôi ngồi trên phòng lái nhìn ra ngoài thì đếm được 3 cụm đất tung lên trước mũi phi-cơ, đất đá văng đụng vào thân phi-cơ lóc cóc… Thằng Mỹ trên đài kiểm soát không lưu vì quá thiệt thà, hay sợ tụi tôi bị ăn đạn pháo kích, nên tôi nghe nó hỏi” Romeo November ( RN là số đuôi của phi đoàn 423) did you see incoming about 20 yards from your right ?”.(Romeo November bạn có thấy đạn pháo kích rơi cách bạn 20 yards phía bên phải không?). Liền tức khắc trên tần số Tr/u Châu đã bấm máy nói “ You! Dummy, Shut up!” (nguyên văn). Bộ thằng Mỹ này tính làn “đề lô” điều chỉnh pháo binh không công cho VC hay sao đây ?. Sau đó tụi tôi ra phi-đạo cất cánh ngay, sau khi cất cánh thì Tr/u Châu gọi  Tr/u Chữ bay trên chiếc XJ (X-ray Juliet) của phi-đoàn 425 trên đường từ Pleiku tới, ổng nói tụi tao mới bị ăn đạn pháo kích lúc ở đưới đất, mày cẩn thận nghe. Sau đó khoảng 5 phút Tr/u Châu nói tôi qua tần số FM hỏi xem chiếc XH đáp chưa? Tôi nghe thằng Mỹ hồi nảy trả lời là đã đáp rồi, đang di chuyển vô parking. Rồi tụi này đổi sang tần số không lưu Peacock ở Pleiku để tiếp tục bay về TSN. Về đến TSN khoảng 6:30 giờ chiều,Tr/u Châu nhờ tôi cầm phi-vụ-lệnh vô Không-đoàn nộp dùm, vì ổng có công chuyện riêng cần ra cổng gấp. Tôi đi tà tà vô Không đoàn nộp phi-vụ-lệnh, gặp thằng Th/u Đại mập và một ông Tr/u nửa bên phi-đoàn C-119 tôi không nhớ tên đang làm sỹ quan trực. Thằng Đại mập hỏi tôi, hồi nảy trên Komtum mày có bị pháo-kích không ? Tôi nói có sao không có, tao đếm được 3 trái rớt trước mặt, còn rớt chổ nào khác nửa tao đâu có biết. Rồi tôi nhìn lên bản báo cáo trên tường, chân tay tôi bủn rủn lạnh người khi đọc hàng chữ viết bằng sáp đỏ: XJ bị trúng pháo kích tại Komtum lúc 16:23 phút, phi-cơ bị phá hủy 100/100. Nhưng tôi lại cảm thấy nhẹ nhỏm người khi đọc được hàng chữ kế tiếp “ Phi-hành-đoàn Vô Sự”! Vậy tức là ngay sau khi tụi tôi đổi sang tần số UHF để liên lạc với đài Kiểm Báo Peacock tại Pleiku thì chiếc XJ này bị trúng Pháo Kích.!
Trưa ngày hôm sau khi tôi vào lại phi-đoàn cũng cùng lúc C-130 của Mỹ cũng vừa mang phi-hành đoàn của Tr/u Chữ quá gian từ Komtum về. Tôi chặn thằng Th/u Việt bạn cùng khóa Pilot lại hỏi” hồi tối mày ngủ trên đó có bị muổi KomTum cắn không ?”. Nó nói tao có thấy con muổi nào đâu, ngủ nghê cái chó gì được. B-52 nó thả bom cả đêm thả rất gần, tao nằm trong lô cốt nghe như là bị động đất, vừa điết tai, vừa tức ngực..ở đó mà ngủ hả. ( Năm 75 thằng Tr/u Trần-Tấn-Việt (Khóa 7/68) ở chung trại tỵ nạn Pendleton với tôi, vợ con nó bị kẹt lại, tội nghiệp nó nhớ con nó nên tối ngày cứ sang bồng đứa con gái 2 tuổi của tôi hôn hoài. Sau này nó ra khỏi trại tỵ nạn, đi ra ngoài làm được một thời gian ngắn tại Indianapolis, vì quá nhớ vợ con, nên nó đã ghi tên trở về VN trên tàu Việt Nam Thương Tín. Bị nhốt tại nhà Tù Nha-Trang chung với Tr/u Nguyễn-Tùng (Tùng Sữa, Khóa 8/68) bên Phi-đoàn 819. Khoảng năm 77 tôi có đọc trong báo Văn nghệ Tiền Phong thấy đăng về tin một cựu Tr/u KQ tên Việt đã tự-tử chết trong tù, và tôi cũng có nghe tin đồn miệng qua bạn bè, chuyện trớ trêu là lúc thằng Việt về lại VN trên tàu VN Thương tín thì vợ con nó cũng đã lên đường sang Pháp vì có quốc tịch Tây ! Năm 84 khi tôi đang bay B-727 cho hảng UPS đóng đô tại Louisville, Kentucky. Tôi gặp lại vợ chồng Tr/u Tùng Sửa cũng mới đi chui sang và đóng đô ở đây không lâu. Ông Tùng Sửa này nói rằng sau khi được ra khỏi tù là vợ con ông cuốn gói trốn ra khỏi nước ngay tức khắc, đi chui lọt qua đảo. Thằng Tùng Sửa có kể cho tôi nghe là trước ngày thằng Việt dự tính vượt ngục, thằng Việt đã hỏi xin Tùng một đôi giày Bata. Sau khi vượt ngục bất thành thằng Việt bị VC dợt cho mấy trận, rồi biệt giam và bị gán cho tộâi làm gián điệp cho CIA, nó quá ẩn uất nên tự tử. Hồi đó tôi cũng có đọc trong báo Tiền Phong tôi có thấy bài viết của một ông Bác-sỹ nhảy dù trong đó có một đoạn  rằng lúc thằng Việt Tự tử thì ông Bác sỹ nhảy dù này cũng đã tìm cách cứu cấp cho nó. Nhưng đã quá trể. VC cũng bắt ông Bs này phải xác nhận rằng thằng Việt đã chết thiệt, rũi nó là CIA làm bộ chết gỉa, mang xác nó ra ngoài rồâi nó sống lại trốn luôn sao!)
Vài tháng trước khi được chuyển qua huấn luyện trên C-130. Trong một buổi chào cờ sáng thứ Hai tại sân cờ của Sư Đoàn 5 KQ tôi được Đ/t Đinh-Thạch-On Sư đòan phó Sư đoàn 5 KQ gắn lên ngực 1 huy chương anh Dũng bội tinh với có Ngôi sao “Vàng”, còn Đ/u Lê đình Lây (Khóa 20 Đalạt lúc đó chưa lên Th/t) là trưởng phi-cơ của phi-vụ tiếp tế cho một tiền đồn bộ-binh nằm gần biên giới Cam Bốt, thì ổng lại được cùng một huy chương nhưng với ngôi sao “Bạc”. Đó là cái huy chương duy nhất tôi được nhận lãnh trong 4 năm 4 tháng phục-vụ VNAF. Sau này tôi mới biết là tuy cùng một phi-hành-đoàn bay phi-vụ bị bắn, nhưng ông Đ/u trưởng Phi-cơ già dặn đã có nhiều huy-chương quá rồi, trên phòng nhân viên đề nghị ban cho ông co-pilot huy chương có ngôi sao Vàng để khuyến khích tinh-thần…Hai ông áp-tải hôm đó cũng được lảnh huy-chương cùng với ông Th/u Không-hành-viên, còn ông cơ-phi thì được lãnh thêm một chiến thương bội tinh, nhưng được Chuẩn-tướng Tiên, sư-đoàn-trưởng gắn tại giường bệ nh của bệnh xá KQ Tân-sơn-nhứt ! Vì ông Tr/s Cơ-phi này đang bị thương nằm điều trị tại đây, hơn nửa Tr/s Cơ-phi Lê quang lại là con trai của Chánh Văn Phòng Tr/T Minh tư lệnh KQ. Chuyện như thế này, lúc bay phi-vụ tiếp tế vào buổi chiều cho một tiền đồn phía bắc gần biên giới Miên-Việt, theo tin quân báo nói tiền đồn này tuy nằm gần biên giới, nhưng không thấy có nhiều dấu hiệu gì về những hoạt động của địch, chiều hôm đó tụi tôi mang các kiện hàng lương thực và đạn dược như những lần thả dù tiếp tế khác. Lúc trên đường bay đến tiền đồn này, nếu tôi không lầm thì nó nằm về phía bắc giữa Thiện-Ngôn và Tống Lê Chân. Khi bay ngang qua vùng Dầu Tiến thì  tụi tôi được lệnh đổi sang tần số FM để liên lạc và làm việc với Họa-Mi 11. Tôi gọi và liên lạc được với Họa-Mi 11 không biết L-19 này của phi-đoàn nào. Đ/u Lây bảo tôi hỏi Họa-Mi xem thử anh chàng này đang ở đâu, vì có khi anh gọi nghe mấy anh chàng này trả lời mà mấy giả đang còn nằm dưới đất cũng có ! Sau khi tôi gọi thì nghe Họa-Mi 11 trả lời là đang bay trên vùng, nên hỏi:
- Còn tình hình an-ninh thì ra sao hả Họa-Mi ? Có phòng-không có Sa-7 gì không vậy?
- Yên tỉnh, yên tỉnh mấy anh cứ vô đi.
Tôi và Đ/u Lây cùng ông Tr/s Lê Quang, cơ-phi đều ráng quét mắt nhìn về hướng Bắc để tìm xem có bóng dáng chiếc L-19 nào không.
Tìm mãi cũng không thấy ai trên vùng, lúc đó tụi này từ 7 ngàn bộ đã xuống 3 ngàn bộâ, ông Th/u không-hành-viên báo cáo sắp sửa đến mục tiêu, bay vào từ phía nam khoảng chừng 10 dặm tụi tôi đã thấy được cái tiền đồn nhỏ xíu vì chiều hôm đó trời quang đãng.! Theo sách vở khi người Không-hành-viên tính toán và gọi check list thả dù sẽ có những phần như là 10 minutes warning, để các áp tải mở cửa sau và chuẩn bị dao cắt dây cột hàng. Sau đó đến 3 phút rồi 1 phút.v.v..Hể khi nghe đến 3 phút là phi-cơ chui đầu lao xuống với một góc độ đáng kể ( nhưng không thể so sánh được với các khu-trục khi dive bom) Rồi 1 phút warning có nghĩa là phi-cơ phải bình phi ở cao độ để thả hàng, ở đây có nghĩa là 600 bộ cách mặt đất. Tất cả đều yên lặng để nghe ông không-hành-viên gọi 3 seconds warning, Pilot thì có nhiện vụ giữ phi-cơ bình phi,  hướng bay và tốc độ đã được ông Navigator cho biết trước, co-pilot tức là tôi phải để ngón tay ngay công tắt bật đèn xanh, hể nghe ông Navigator gọi “green light” là tôi lập tức bật đèn xanh, Th/t Lây sẽ tống ga và kéo đầu phi-cơ ngóc lên như đang bay làm “airshow” Tr/s Quang cơ-phi sẽ phụ bật 2 ga xăng cho 2 máy phản lực đạt tới sức đẩy tối đa ( Maximum thrust) Còn 2 vị áp-tải phía sau sẽ cắt 2 dây cột các kiện hàng ở hai bên để cho các kiện hàng nối đuôi nhau tuột ra khỏi thân phi-cơ. Tất cả các động tác này phãi xảy ra cùng một lúc theo như những bài học thả dù mà tất cả phi-hành-đoàn đều đã học và đã từng thực hành nhiều lần. Khoảng chừng 1 giây trước khi nghe ông Navigator bấm máy gọi “ Green light”, tôi nhìn thấy tiền đồn này ngay trươc mặt, lá cờ Việt Nam trên nóc đồn trông thấy rõ….thì một tràng đạn bắn từ đầu mũi đến đuôi phi-cơ, tôi không biết phi-cơ mới bị trúng đạn bằng loại súng gì nhưng tiếng nổ trong phòng lái nghe kỳ-cục và lớn lắm, khói bay mù mịt. Tôi không nhớ ai đã hoảng hốt gọi “green light, green light” đến 2 lần, nhưng tôi cũng đã bật đèn xanh ngay lúc bị trúng đạn. Th/t Lây và Tr/s Quang đều tống ga của 2 máy chong chóng và 2 máy phản-lực tối đa, các kiện hàng cũng đã ra khỏi thân phi-cơ. Th/t Lây quẹo gắt về phía phải và đem phi-cơ vọt lên đến 6 ngàn bộ rồi mới bình-phi. Sau khi bình phi trên đường bay trở về TSN. Đ/u lây bấm máy hỏi 2 ông áp tải phía sau có sao không thì nghe hai ông đều lên tiếng vô-sự và cũng báo cáo là chính giửa sàn tàu lũng nhiều lỗ cách nhau 2 tất và nhìn lên trần thấy mây xanh rõ ràng..trên trển có sao không hả Đ/u ? Đ/u Lây và Tr/s Quang cơ phi, ngồi ngay ở chính giữa cả hai đều quay sang nhìn tôi hỏi anh có sao không ? Tôi lấy tay bóp chân cẳng mình thấy không có gì cả, tôi bấm máy nói tôi OK. Ông Th/u Navigator cũng đứng chính giữa tàu, ngay sau lưng Tr/s Quang cũng bình yên vô sự. Nhưng khi tôi quay nhìn lên Tr/s Quang thì tôi thấy có một giòng máu tươi từ trong headset chảy xuống gò má mà dường như Tr/s Quang không hề hay biết. Tôi nói ê mà dường như anh bị chảy máu, tôi vừa nói vừa chỉ vào cái headset. Tr/s Quang liền đưa tay mặt lên quẹt vào dòng máu nóng đang chảy rồi xòe bàn tay ra nhìn…rồi tôi thấy Tr/s Quang gục ngay trên ghế cơ-phi sau khi thấy máu của mình. Tôi gọi đài kiểm báo Paris báo cáo là trên đường về trên phi-cơ bị trúng đạn nhiều chỗ và có người bị thương, yêu cầu báo cáo lại cho bên không-đoàn biết và xin đài kiểm soát cho tụi này vào đáp khẩn cấp xin xe cứu thương chờ dưới đất. Sau khi vào đáp ở phi-đạo 25L (trái) của TSN, phi-cơ chỉ vừa khỏi rời đường bay chính vào đường di chuyển (taxi way) thì khựng lại vì 1 bánh trước bị trúng đạn nên bị mất hơi hồi nào không hay. Xe cứu thương và cứu hỏa bao quanh chiếc phi-cơ C-123 bị nạn. Phi-hành-đoàn đi xe của không-đoàn ra đón gần cuối đầu phi-đạo, còn Tr/s Quang thì xe cứu thương  mang về bệnh xá. Vài tháng sau Tr/s Quang bình phục đi bay lại và sau này cũng học thành cơ-phi của C-130 và ở cùng phi-đoàn 435 với tôi. Tr/s Quang nói là các Bác sỹ KQ của mình và Mỹ đều nói là mảnh đạn hay viên đạn vẫn nằm trong đầu sau lỗ tai bên phải, họ không cần mỗ lấy ra….Khoảng năm 1987/88 tôi có bắt liên lạc được với Tr/s Quang bên Dallas, và trong cuộc điện đàm tôi nghe ông đối thoại dường như không được “Friendly bình thường” như hồi trước . Không biết có phải do ảnh hưởng của viên đạn còn nằm trong đầu ông này không..rồi tôi cũng mất luôn tông tích của Tr/s Quang từ dạo đó…
******
Trong những tháng cuối của năm 1974 tôi có bay một phi-vụ Test thả bom trên C-130.
Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là tháng 10/74, tôi bay với Th/t Nguyễn-Chánh-Mỹ người Huế. Di chuyển chiếc C-130 từ bến đậu sang Hot Cargo của phi-trường TSN khoảng 9 giờ sáng, bên quân cụ cho các chuyên viên sang gắn một thanh kim loại chính giửa sàn tàu, chiều cao khoảng 2 tất, chạy suốt từ đầu đến cuối và thêm một phần rời nửa trên cửa ramp. Mục đích là khi load mấy pallet đựng mấy trái bom vào sàn tàu, sau khi thả thì các pallet này sẽ chạy thẳng ra sau đuôi phi-cơ và không lệch hướng hay bị vướng kẹt vào thân tàu, như vậy sẽ đạt được độ chính xác. Hôm đó được mấy quan lớn thuyết trình tại Hot Cargo rằng, hôm nay các anh sẽ mang 16 trái bom thật, trên mỗi pallet sẽ để 4 trái bom, 2 pallet đầu sẽ có 8 trái không gắn đầu nổ, 2 pallet ke,á 8 trái bom có gắn đầu nổ, mấy anh em áp tải cẩn thận dùm nghen ! Đài BOB (beacon on bombing?) tại Biên Hòa sẽ dẫn mấy anh thả thử trên vùng Long-Thành, mấy anh sẽ bay cao-độ 24 ngàn bộ, tụi tôi sẽ bay trực thăng quan sát ở 6 ngàn bộ quanh mục tiêu thả. Mấy anh thả vòng đầu 8 trái bom không gắn ngòi nổ để tụi tôi xem khi đụng đất , bụi cát văng lên , tụi tôi sẽ xà xuống kiễm chứng xem đọâ chính xác như thế nào, nếu không thấy được thì lượt bay nhì mấy anh sẽ thả bom có đầu nổ. Bay phi-vụ ngắn này xong là tôi được về nhà nghỉ, nhưng cái mà tôi không thích trong những phi-vụ đánh thả hỏa công, là vì phải đội nón helmet có gắn Oxygen mask, trước khi mở cửa và bay trên cao-độ 24 ngàn bộ nên không quen, sau khi ông không-hành-viên là Th/t. Ngyễn-Bá-Luân ( tức ông cả Tẹm ) tính xong gió mái ở cao độ và hướng bay, gọi cho data xuốâng đài BOB, thì tụi tôi cũng đã làm xong thủ tục rồi vào trục bay, đồng thời cũng liên lạc với trực thăng đang bay vòng phía dưới, để khi sau khi thả thì 1 phút sau mấy ổng sẽ chú ý nhìn vào khu mục tiêu xem độ chính xác khi thả bom thiệt như thế nào, từ xưa nay tôi có bay thả hỏa công ngày có, đêm có, nhưng chỉ mang 48 thùng phi đựng 55 ga lông xăng đặc Napal để thả chớ chưa bao giờ mang bom thật như ngày hôm nay. Sau khi nhập vào đường bay của đài BOB, phi-hành-đoàn chỉ đợi nghe  5 tiếng bíp bíp rồi 1 tiếng te dài là tôi bật đèn xanh và thủ tục thã bom bắt đầu. Phải tốn khoảng 1 phút cho bom rơi từ 24 ngàn bộ đến mặt đất. Sau đó trên tần số FM tôi nghe ông Th/t KQ hồi nảy đang ngồi trên trực thăng quan sát la lên với một giọng vừa vui mừng, vừa hoảng hốt “ Herky 221 ngưng thả , ngưng thả…mấy anh thả chính xác quá trời, bom không có gắn ngòi nổ mà 4 trái nổ mẹ nó hết rồi, nổ văng cha nó luôn cây cờ đỏ tụi tui mới cho lính gắn trên mục tiêu hồi sáng, thôi mấy anh bay về lại TSN đi.”
Trên phi-cơ bay phi vụ này ngoài phi-hành-đoàn 6 người thì có thêm Đ/t Lý chỉ huy trường bên Quân-cụ tháp tùng quan sát. Lúc về Th/t Mỹ để cho tôi đáp..và tôi đã làm một cái chạm bánh thật là êm như đáp trên bông gòn, tôi nghe Đ/t Lý hỏi ủa mà mình đáp chưa dzậy ? Sao ngồi đây tôi nghe êm ru. ( cái này có thiệt 99.9% nên xin quí đọc giả lâu lâu cho tôi được làm “Cat praised cat long tail” một lần.!).Th/t Mỹ để Đ/t Lý ngồi ngay giữa ghế cơ-phi còn ông cơ-phi thì đứng kế bên làm phận sự.
Mấy ổng quên rằng nảy giờ tôi đang ráng bậm môi, gồng mình để đáp cho thật êm, không phải vì tôi muốm lấy le với Đ/t. Lý nhưng vì 8 trái bom có gắn ngòi nổ còn nằm phía sau.! Có lẽ vì quá sung sướng khi nghe thấy sự thành công của lần test đầu tiên nên khi trở về Th/t Mỹ di chuyển về bến đậu nhưng tôi bấm intercom nói ; “Hot Cargo” Thiếu tá! Ổng hỏi cái gì ? Tôi nói, mình phải giải tỏa 8 cục nợ còn nằm phía sau! Th/t Mỹ lấy tay vỗ lên tráng nói, chút xíu nửa là quên, rồi quẹo trái trên đường di chuyển North South trở qua Hot Cargo. Đồng thời cũng cho Đ/t Lý về vì xe Jeep và anh tài xế còn ngồi chờ bên đó.
Ngay tối ngày hôm đó thay vì mang 48 bình xăng Napal đi thả hỏa công như những lần trước, thì 2 chiếc C-130A của VNAF đã mang 96 trái bom 250 pound có gắn đầu nổ, âm thầm cất cánh trong đêm tối bay thả trên mật khu của VC, gần vùng biên giới Miên Việt. Ngày hôm sau có người nói lại rằng đã có nghe trên đài phát thanh của VC la hoảng: B-52 của Mỹ đã trở lại VN !
Không Quân Việt Nam mình sau hiệp định Ba-lê, có 2 phi-đoàn C-130A. Mỗi phi-đoàn có 16 chiếc, nhưng con số thực thụ không bao giờ đủ 16 chiếc. Còn số phi-cơ khả dụng để bay hành quân hay huấn luyện thì có chừng 5-7(?) chiếc là nhiều. Suốt 2 năm 4 tháng khi VNAF xữ dụng C-130 thì con số tổn thất chỉ có 3 chiếc ( Trước 4/75) Chiếc phi-cơ cuối cùng bị hư hại tại Biên-hòa ngày 6 tháng 4, 1975, phi cơ của phi-đoàn 435 khi bị văng ra cỏ phi-cơ số đuôi HCB 55-002, phi-hành-đoàn vô sự, chiếc thứ nhì cũng của phi-đoàn tôi 435 bị hư hại trong phi-vụ tiếp tế gạo tại Sông Bé vào ngày thứ Tư 18 tháng 12, 1974 số đuôi 56-0521 cũng do Th/t Nguyễn-Chánh-Mỹ và co-pilot là Tr/u Châu-Vĩnh-Khải (Khải sửa. Khóa 7/68) bay, khi phi-cơ này bị trúng đạn pháo kích khi đang thả hàng dưới đất. Vài giờ sau khi hay tin chiếc này bị trúng pháo kích và biết được phi-hành-đoàn vô sự, tôi chờ Chinook của VNAF mang phi-hành đoàn về đến TSN, liền chạy tới hỏi thăm thằng Tr/u Khải, thấy tay nó dính đầy máu .Sau đó được nó kể lại rằng khi bị trúng đạn cháy máy số 4 bên phải, phi-hành-đoàn và hành-khách ai cũng tìm đường thoát thân khỏi phi-cơ, nó cũng tính theo đuôi Th/t Mỹ chạy ra bằng cửa chính, nhưng nhìn ra thấy đông quá nên nó đổi ý, trở lại mở cửa sổ phòng lái phía phải chổ nó ngồi rồi phóng xuống đất.
- Nhưng sao tay mày bị chảy máu tùm lum dzậy? Tôi hỏi.
- Tại tao quýnh quá, sợ máy bay nổ nên chạy ra vòng đai phi-trường, chụp đại vô hàng rào kẽm gai leo nhảy dzọt ra ngoài đường nên tao bị lủng hai bàn tay.
Khi tôi nghe nó nói nó nhảy ra khỏi cửa sổ của C-130 thì liền hỏi ngay, mà mày nhảy ra cửa sổ đó đầu trước hay chân trước ? Mà bay phi-vụ Sông Bé phi-hành-đoàn đều phải mặc áo giáp …sao mày lọt qua cửa sổ đó được ?
- Tao nhỏ con nên leo ra trót lọt..mà tao nhảy đầu xuống trước hay chân xuống trước tao cũng không nhớ. Tao chỉ biết không bị gãy tay chân hay bị thương nặng là được rồi.Tôi hỏi chi tiết vì từ cái cửa sổ của C-130 đến mặt đất cũng trên 8 feet, như vậy nhãy xuống đất đâu phải là chuyện dễ. Cuối tháng 12 năm 2006 tôi có về Cần-thơ thăm thằng Khải, tôi bới lại chuyện cũ hỏi nó vụ nhảy xuống đất từ cửa sổ của C-130 Ba mươi ba năm về trước, nó vẫn khẳng định không phải một mình tôi hỏi, mà chính ông Chuẩn-Tướng Tiên, cũng đã gọi riêng hỏi nó thoát thân từ C-130 bằng cửûa sổ, đầu trước hay chân trước, và câu trả lời của nó cho Chuẩn tướng Tiên vẫn là không nhớ gì cả! Có lẽ nó là cháu gọi bằng cậu của Đ/t Nguyễn-hồng-Tuyền nên mới được Chuẩn tướng Tiên thăm hỏi kỹ vậy.
Đúng một tuần lễ sau đó, ngay vào ngày lễ giáng sinh của năm 1974, phi-đoàn 437 lại có một phi-vụ tiếp tế gạo 3 lượt cho tỉnh Phước-Long cũng vào ngày Thứ Tư, 25 tháng 12 năm 1974. Hôm đó Đ/u Nguyễn Chuân (Khóa 65) và tôi là phi-hành đoàn túc-trực I bên phi-đoàn 435, còn bên 437 phi-hành-đoàn do Đ/u Trần-Ngọc-Châu (Châu Râu khóa 64E) và Tr/u Võ-văn-Sáu ( Khóa 68A) là phi-hành-đoàn túc trực I. Phi-vụ tiếp tế Sông-bé tuần rồi bên Phi-đoàn 435 đã thực hiện nên ngày hôm nay khi phi-vụ bay lên Phước-Long tới phiên bên Phi-đoàn 437. Tôi không biết nhiều về Đ/u Châu Râu, chỉ biết anh  từ bên C-47 chuyển sang bay C-130, đáng lẽ phi-vụ ngày hôm đó của Đ/u Nguyễn-Khắc-Hoàng (Hoàng Mun, Khóa 64E) làm túc trực I, Đ/u Châu Râu làm túc trực II, nhưng Đ/u Châu Râu đề nghị với Đ/u Hoàng Mun đổi, để bay trước cho xong ngày đó, đặng  buổi chiều về không bị lỡ hẹn với với cô Khen, người tình làm “ô tét đờ le” của Air Việt Nam. Còn Tr/u Võ-văn-Sáu thì cùng khóa Pilot 71-03 chung với tôi tại Keesler. Sau đó tôi và nó cũng học chung khóa I, C-123K tại Locbourne AFB, rồi khi chuyển sang bên C-130 tôi và nó cũng cùng chung khóa I . Sáng hôm đó tôi và Tr/u Sáu đang ngồi uống Cà Phê tại câu lạc bộ cuả phi-đoàn 437, đối ngang phòng yểm trợ hành quân của sư-đoàn 5. Tôi còn nhớ rõ lắm, tụi tôi 2 đứa  ngồi chỗ bàn góc cuối ngay cửa kính nhìn ra phía đài kiểm soát và Terminal của Air Việt Nam. Thằng Sáu ngồi quay lưng về phía phòng yểm-trợ hành-quân của Th/t Long.
Ngày hôm đó tôi thấy trên gương mặt, trên ánh mắt của thằng Sáu có một vẻ buồn vô vọng. Đây là câu nói cuối cùng tôi nghe nó nói với tôi ngay cái góc bàn đó, mặc dù bây giờ đã 33 năm, nhưng tôi vẫn còn nhớ giọng nam kỳ thật chậm rãi và gương mặt trầm buồn, đăm chiêu của nó từng chữ một:
“ Khiêm ơi, chắc tao đi kỳ này không có dề nửa mày ơi!” .
Tôi cố trấn an nó :
- Đâu có gì mà mày nói sao nghe ghê quá dậy mậy !
Vì chiếc phi-cơ của phi-vụ này bị trục trặc kỹ-thuật nên mãi đến xế trưa mới rời ụ đậu.
Sau khi chiếc C-130 của phi-đoàn 437 có số đuôi GZE 55-00016 cất cánh. Đ/u Chuân chở tôi trên chiếc xe Hoda Dame màu xanh của ổng chạy sang khu gia-binh để kiếm gì ăn trưa, lúc đang ăn tôi thấy có cãm thấy có một cái gì đó thật khó tả,linh tính dường như báo cho tôi biết có cái gì không ổn đây, câu nói của thằng Sáu hồi sáng cứ ám ãnh trong trí tôi mãi! Tôi và Đ/u Chuân bàn nhau không biết kỳ này bên 437 đi có sao không, sao tình hình vùng đó không ổn mà mấy ổng cứ bắt C-130 đi như vầy thật nguy hiểm quá.
Khoảng cách từ TSN đến phi-trường Sông bé chỉ có 63 Nautical Miles đừng chim bay của Bearing 017 độ từ TSN Tacan 102 (Tactical air Navigation).
Đối với tốc độ của C-130 chỉ bay khoảng  18 phút là tới, tôi và Đ/u Chuân ăn thật mau rồi trở về Phi-đoàn, trên đường từ khu gia-binh về tôi nói với Đ/u Chuân rằng, nếu mình về đến phi-đoàn mà nhìn qua bên Không-đoàn 53 không thấy cái xe Jeep nào là xem như yên tâm, còn hể thấy có 3.4 cái xe Jeep đậu là xem như có chuyện lớn. Tôi ngồi sau xe Honda đi ngang qua phòng dù rồi mới tới sân trước Không đoàn, tôi ngồi sau nhưng vẫn cố chờm tới trước ngó qua cạnh góc phòng dù xem thử có thấy cái xe Jeep nào đậu trước Không-đoàn không ! Quả nhiên 4 cái xe Jeep sắp hàng đậu ngay trước không đoàn 53, Tim tôi đập mạnh , Đ/u Chuân và tôi lật đật dựng xe Honda rồi chạy lên phòng trực của Phi-đòan, vừa thấy mặt tụi tôi là ông Th/u Loan sỹ-quan trực ngày hôm đó nói ngay: C-130 của 437 mới vừa bị bắn rớt ở Phước Long! Không có tin tức gì về số phận của Phi-hành-đoàn. Ổng không nói Sông Bé mà nói Phước Long, dù sao thì tụi tôi đã từng bay đến Sông Bé đã quá nhiều lần nên khi ông Th/u Loan nói Phước Long thì tụi tôi nói ừ cái phi-trường ở đó là Sông Bé. Tôi thật bàng hoàng khi nghe tin này, người đầu tiên tôi nghỉ tới là thằng Tr/u Sáu. Mới cách đây chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, thằng Sáu bằng xương bằng thịt còn ngồi uống Cà phê nói chuyện mà giờ đây hai chữ chiến tranh đã biến nó thành người thiên cổ ! Nếu như chiếc phi-cơ GZE không bị trở ngại Kỹ-thuật, nếu như thằng Sáu bay với Đ/u Hoàng Mun biết đâu mọi việt đã xãy ra sẽ hoàn toàn khác biệt…Tình hình quân sự lúc đó quá sôi động nên tôi không biết cấp trên có nghĩ đến việc tìm kiếm và thu hồi thân xác của phi-hành đó không? Mãi đến bây giờ vẫn chưa một ai tìm được câu trả lời, phải chăng phi-vụ cuối cùng tiếp tế cho tiûnh Phước Long của VNAF C-130 đã đúng như lời bài hát Không Quân Hành Khúc.”Đi không ai tìm xác rơi !”. Sau này tôi được biết khi chiếc GZE-016 của phi-đoàn 437 đáp ở Phi-trường Sông-Bé đã không bị ăn đạn pháo kích như những lần trước, nhưng bị trúng SA-7 sau khi mới vừa cất cánh chưa được 1 ngàn bộ. Báo-cáo bên bộ binh cho biết là đã nhận được số gạo tiếp tế, điều này chứng tỏ phi-cơ đã bị bắn rơi sau khi cất cánh đúng như nhữõng lời báo cáo về không-đoàn vào buổi chiều hôm đó.
Phần tôi được may mắng còn sống sót để viết lại những dòng chữ này, vì chỉ 4 ngày hôm sau Th/t. Phan-vũ-Điện (Khoá 64) và tôi được chỉ định bay một phi-vụ bí mật ban đêm vào Lộc-ninh vào ngày Thứ Bảy 28 tháng 12 năm 1974 cũng trên chiếc C-130 mang số HCM 518 mà tôi đã viết chi tiết trong bài “Phi-vụ 2868” , đăng trong Đặc San này số tháng 3 năm 1991. Tôi xin trích lại một đoạn lời nói của cố Tr/t Lâm-văn-Phiếu phi-đoàn-trưởng phi-đoàn 435, để quí đọc giả thấy sự may mắng của phi-hành-đoàn tụi tôi:
“ … hồi nảy sau khi mấy anh em cất cánh đi rồi.. .ngập-ngừng một lúc ông nói tiếp “ tôi nghỉ là chắc chẳng bao giờ tôi còn gặp lại mặt mấy anh em nửa!”. Nảy giờ tôi lại đằng Chùa đọc kinh cho mấy anh em đi về được bình-an, chừng nghe trên máy Motorola của KĐ báo là 518 đã về đáp an-tòan tôi mừng quá ra đón mấy anh đây.!”

******
Đó là chuyện đời xưa hồi còn bên VN, còn mấy chục năm bay bên Mỹ này cũng có nhiều chuyện để kể hay để Nổ và để hù bà con…nhưng cái gì cũng theo đúng sách vở… Mà tui có Nổ thì cũng nổ có ba tăng, có chứng minh đàng hoàng chớ không phải Nổ bừa bãi, nói theo danh từ của VC bây giờ thì tui thuộc loại nổ “ Cao cấp”!?
Hồi năm 1987 khi bay B-727 cho hảng Piedmond Airlines tôi có gặp mọât vài chuyện lặc vặt như sau: một cậu hành khách người Việt gặp tôi than, sao hảng của chú làm việc bê bối quá, tôi hỏi bê bối sao kể nghe thử coi.
-Chú coi tui mua dé đi từ Miami đi Boston mà tui đi từ hồi sáng, họ chở đi lung tung  rồi trở lại đây ngồi chờ, bây giờ gần 6 giờ chiều rồi mà chưa tới!
-     Tôi hỏi: máy bay anh cất cánh ở Miami hồi nào?
-     Dạ hồi 7:25 sáng nay chú. Giấy tờ nó nói 12:45 là tới Boston
-     Anh cho tôi xem vé máy bay được không?
Tôi cầm vé đọc thì thấy lịch trình là Miami bay lên Charlote này đổi máy bay rồi tiếp tục bay sang Boston.
Tôi hỏi:
- Hồi sáng nay lúc 9 giờ, chuyến bay anh đáp đây sao không xuống khỏi máy bay rồi chuyễn sang máy bay khác bay qua Boston?
- Ủa! bộ có dzụ đó  nửa hả !Tui tưởng ngồi trên máy bay thì nó chở mình luôn tới Boston.
- Anh đi máy bay bên Mỹ này mấy lần rồi ?
- Dạ lần đầu tiên chú.
- Chuyến bay của tôi chút nửa 7 giờ bay qua Boston, anh sẽ đi trong chuyến này. Chuyện rắc rối là tại tới đây hồi sáng anh không xuống máy bay cứ ngồi lỳ nên máy bay tiếp tục bay đi chỗ khác và bây giờ trở lại đây.
Thưa quí đọc giả thật sự thì trong thập niên 80 vấn đề kiểm soát hành khách đi phi-cơ rất lỏng lẽo, vì hảng Piedmond thời đó vấn đề phi-hành đoàn dường như là thay đổi thường xuyên trên các chuyến bay, và trong các chuyến bay không bị “Over Book” nên số hành khách không được kiểâm sóat chính xác. Mấây cô tiếp viên mới đổi ca, vào phi-cơ cứ tưởng ông hành khách cũ tiếp tục ngồi lại để bay tới chỗ khác nên không hỏi han gì. Vì vấn đề ticket thì do nhân viên trạm dưới đất kiểm soát, chừng sau khi đáp lại thấy ông hành khách “wờ wạng” này sao không chịu xuống máy bay, check lại giấy tờ thấy ổng đi Boston, may mà phi-cơ trở lại Charlote là trạm (HUB) chuyễn đổi hành khách nên ông hành khách họ Lê này cũng sẽ tới được Boston nhưng hơi trễ…
Mấy tháng sau tôi gặp một bà già người Mỹ cũng rơi vào trường hợp tương tự, sau khi rời chỗ bà ở bay sang Charlote rồi đổi máy bay qua Ashville chỉ bay có 18 phút là tới, trong giấy tờ thì bà sẽ đến phi trường Ashville North Carolina lúc 3 giờ chiều. Sau khi ngồi lỳ trên máy bay “ngao du sơn thủy” thì bây giờ bà sẽ bay chuyến bay của tôi sang Ashville lúc 10:25 giờ tối !..và ba cái chuyện lặc vặt này cũng xảy ra hà rầm tại các hảng Airline khác thời đó.
Khoảng năm 1988-90 sau khi đã có được số thâm niên (seniority) trong hảng, tôi lại đổi sang bay đường dài đông tây có nghĩa là bay sang Cali như đi chợ, tôi không chọn bay sang Seattle hay Las Vegas nhưng chọn Los Angeles (LAX) vì ba má và anh chị em tôi ở đó, hay San Francisco (SFO) tôi cũng có một đứa em gái trú ngụ tại đây cộâng với một số VNAF friends dưới miệt San Jose.( Năm 1984-85 khi còn bay B-727 cho hảng UPS tôi đóng đô tại SFO nên những người bạn VNAF quen biết đều ở San Jose, còn tại SFO thì tôi không quen biết ai cả.)
Mỗi tuần cứ sáng thứ Ba lúc 10 giờ sáng ba má tôi lái xe lên phi-trường LAX để đón thằng con quí tử về nhà, thay quần áo xong là tôi lại hỏi mượn chìa khóa xe của Ba tôi vậy là dzông mất đến tối mới mò về. Sáng hôm sau, tôi chỉ có dịp ngồâi ăn sáng với ba má tôi rồi lại nhờ Ba tôi đưa ra phi-trường, thỉnh thoảng tôi nhớ Má tôi có hỏi sao mà con không ở nhà chơi với Ba Má mà cứ hể về tới nhà là con dzông đi đâu mất tiêu ? Tôi không có đào kép gì bên Cali hay đi ăn nhậu bậy bạ, tôi chĩ ghé qua nhà các VNAF friends đi làm ca tối hay có tiệm bán hàng rồi ngồi lì cả ngày tán gẫu thì có.
Sau này khi thằng con trai tôi vô Đại học, lâu lâu về nhà là tôi cũng thấy nó biến đi đâu mất tiêu..thử hỏi tôi trách nó sao không ở nhà với tụi tôi được.?
Trên vùng tôi ở, gia đình tôi có quen với vợ chồng anh Lâm là Tiến Sỹ Canh-Nông ở vùng ngoại ô, chị lại là cháu gái của (cố) Tr/t. Phạm Công Minh một đại sư-tổ bên ngành C-47 và cũng là em gái út của 2 anh em VNAF là anh Tân Phạm bên C-47 và anh Lực Phạm C130, hai anh em này đóng đô bên Cali. Cứ mỗi mùa hè thì gia đình anh chị Lâm lại mang bà cụ từ Cali về Ohio này để thăm cô con gái út và 3 đứa cháu ngoại. Trước khi biết tôi thì gia đình anh Lâm cứ sợ bà cụ đi lạc nên phải mua vé cho chị hay một người bà con nửa “Escort” bà cụ bay sang từ Cali rồi bay về, dù đây là chuyến bay Non-stop không có đổi chuyến bay chỗ nào cả . Như vậy rất là tốn kém. Nhưng từ ngày biết tôi thì anh chị Lâm cứ hỏi có chuyến bay nào tôi bay qua lại Cali vào mùa hè thì cho anh chị hay. Tưởng gì chớ khó chớ nhờ tôi làm “Escort” cho bà cụ đi về dễ ợt. Tôi nhớ kỳ đầu tôi không làm Pilot bay chuyến bay về từ Cali nhưng tôi chỉ đi quá giang ngồi làm hành khách phía sau, gia đình anh Lực mang bà cụ giao cho tôi làm áp tải cho bà về Ohio, trên chuyến bay bà cứ nhắc tôi nhắm mắt lại ngủ cho khỏe con. Còn phần tôi thỉ cứ nghiền ngẫm trên mấy trang sách về computer. Rồi tới giờ ăn tối mấy cô tiếp viên mang khay thức ăn lại hỏi : Chicken or Beef ? Tôi thông dịch cho bà cụ là mấy cô muốn hỏi bà cụ muốn dùng thịt gà hay thịt bò? Tôi trả lời dùm là “chicken” rồi tới màng nước uống thì coffee hay coke tôi cũng chọn coke dùm cho bà.
Sau 3 tháng hè anh chị Lâm lại hỏi tôi giúp đưa dùm bà cụ về Cali được không.Dĩ nhiên là phải được, nhưng anh chị Lâm nói mà mấy nhỏ bên Cali không để ý nên đã mua vé cho bà cụ về ngày thứ sáu còn anh lại bay về ngày thứ Ba, tụi này có gọi lại hảng xin đổi ngày mà họ nói không được. Tôi nói cũng không có gì khó, cứ mang bà cụ ra phi-trường rồi tôi tính cho. Phi-cơ sẽ cất cánh lúc 9:45 sáng. 9 giờ sáng sau khi đáp tôi chạy ra cổng thì thấy anh chị Lâm và bà cụ đã có mặt. Tôi nói đừng trình giấy cho họ rồi tôi móc trong túi tờ giấy vàng ghi tên Má tôi họ Phạm trình cho quầy vé, nói Má tôi đi chuyến này với tôi. Hồi đó dễ dàng lắm không phải hỏi thẻ kiễm tra hay ID gì cả, tôi nói Má tôi là họ vô danh sách ngay tại chỗ, và bà còn được vào máy bay trước nửa. Dẫn bà cụ ra phi-cơ tôi gọi cô tiếp viên trưởng lại dặn kỹ là: đây là Cô của tui ( this is my aunt) bả hõng có biết tiếng Mỹ, you đừng có hỏi hang gì bả, tới giờ ăn cứ cho bả ăn uống cái thứ gì cũng được! Cô tiếp viên trưởng vui vẻ trả lời yes yes…don’t worry Khiêm I will take good care of her.
( Quyền lợi cho nhân viên phi-hành hảng tôi thì con cái dưới 21 tuổi và cha mẹ ruột đi phi-cơ miển phí và đi không giới hạn(Unlimit travels) nhưng cha mẹ dzợ thì hỏng được: Vì 5,000 ngàn ông pilot và 16 ngàn cô cậu tiếp-viên cứ li dị dzợ hoài nên không ai phí thì giờ mà thay đổi tên họ cha mẹ dzợ vô hồ sơ.).Vì quá dễ dàng nên tôi cũng có thể dẫn mấy đứa cháu hay con cái của bạn bè tôi đi free, nhưng rủi bị lộ thì coi bộ hơi phiền phứt. Lý do là ở đây 3 đứa con của tôi đi máy bay thường xuyên nên mấy nhân viên kiểm soát vé đều biết mặt nhớ tên. Quí đọc giả sẽ hỏi sao mà trên quầy kiểm soát vé thì tôi nói Má tôi, mà xuống phi-cơ thì tôi nói là Cô tôi: xin thưa là hể không quen nói láo bằng tiếng “Mỹ” thì dấu đầu lòi đuôi! Nhưng nhân viên kiểm soát vé đâu có chạy xuống nói với mấy cô tiếp viên là có Má tôi đi trong chuyến này.?!
Hai giờ sau khi cất cánh khỏang chừng trên không phận nam Denver, sau khi dọn cho hành khách ăn uống xong, cô tiếp-viên chạy lên phòng lái mang thức ăn cho Pilot, cổ đưa khay đồ ăn cho tôi rồi nhe răng cười cười nói: Mr. Phạm hồi nảy you nói “aunt” của you không biết tiếng Mỹ phải không ? Tôi nói Yes! What about ?.
Cô tiếp viên vừa cười và nhào lại làm bộâ bóp cổ tôi, cổ nói bộ you tính xí gạt tôi hả? ( Did you try to trick me?) Hồi sáng tôi hỏi aunt của you muốn uống gì bả nói Coke sau khi đưa coke cho bả thì bả nói Thank You!. Lúc served Breafast tui hỏi bả muốn Omelette or French toast thì bả nói: chicken !..Tôi đẩy tay cô tiếp viên ra khỏi  cổ tôi mà không biết phải phân bua thế nào nghe cho xuôi cái lỗ tai. Bà cụ đi với  tôi chuyến chiều họ dọn đồ ăn diner nên mới có món Chicken, còn bây giờ bay về chuyến buổi sáng nên họ dọn đồ ăn sáng.Kỳ này ngồi solo nên bà nhớ gì nói nấy… Năm 2006 thì  bà cụ mất, 90 tuổâi thọ. Tôi không có dịp đi dự đám tang của thân mẫu hai bạn VNAF, nhưng trong lễ cầu siêu cho cụ do gia đình anh Lâm tỗ chức tại địa phương này, tôi cũng đã viết một phần của chuyện này trong bài” Tưởng nhớ bà Bác”. Vợ chồng anh Lâm đã ân cần in ra rồi ép plastic cho vào cuốn kỹ yếu của gia đình để trên Chùa cho các đạo hữu đọc.
Khoảng cuối năm 1989 trước khi tôi chuyển qua bay B-737 thì có một chuyện mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Trong phi vụ 4 ngày khởi hành từ Charlote North Carolina bay xuống Tampa sau đó cất cánh về Baltimore, Maryland. Sẽ nghỉ lại đây 20 tiếng rồi chiều hôm sau tiếp tục bay thêm hai ngày nữa, sau khi rời Tampa được 1 giờ, cô tiếp viên lên cockpit báo cáo nói có một cậu hành khách chui vô “rear toilet” nảy giờ lâu rồi mà chưa thấy bước ra, cổ nói có hỏi thì bên trong trả lời OK nhưng sao mà tiếng OK có vẻ yếu ớt quá, ông Captain Mỹ hỏi cô sao không mở cửa ra xem? ( Các tiếp viên đều có chìa khóa mở được tất cả các cửa toilte trên phi-cơ) Cổ nói thằng đó con trai tui đâu có dám mở, thường khi cũng có nam tiếp viên thì vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Ông Captain nói Officer Phạm you lấy chìa khóa mở cửa ra xem thử xem có chuyện gì không? Tôi lắùc đầu nói No, no not me! Rủi nó là thằng buôn bán Drug, tui nhỏ con vầy nếu có gì tui đâu có đở đòn nổi, tôi chỉ ông co-pilot nói sao ông không sai trự “big guy” này mà lại sai tôi ? Ông Captai nghe tôi nói có lý nên phái ông co-pilot to con ra phía sau dò xét tình hình. Độ 1 phút sau thì tôi nghe tiếng chuông phía sau gọi nên bốc interphone nghe, bên kia đầu dây ông co-pilot to con với giọng hoảng hốt: Hey! Khiêm, nói với captain có người tự-tử trong máy bay của mình !
-Tôi hỏi, mà người tự tử đó còn sống hay chết ?
-Còn sống, nhưng máu ra nhiều lắm.
Tôi báo cáo lại cho ông captain, ông liền gọi ngay đài kiểm soát không-lưu dưới đất chỉ nói gọn là trên máy bay hiện giờ có người cần “medical attention”, không nói rõ chi tiết và xin đài cho đáp khẩn cấp xuốâng phi-trường Richmond, Virginia cách vị trí đang bay khoảng 30 miles phía trước. Đang ở 31 ngàn bộ, phi-cơ phải nhào xuống khẩn cấp trường hợp này gọi là  “emergency descend” mà tụi tôi vẫn phải thưcï tập hàng năm, cũng may là tôi còn ngồi ngay ghế cơ-phi (Pilot bay ngang) nên đã kịp thời đóng các valve áp xuất, nên phi-cơ phải mất cao-độ trong khoảng thời gian thật ngắn, áp xuất trong phòng hành khách không bị ảnh hưởng thay đổi  áp xuất quá đột ngột ( Nếu hồi nãy tôi chạy ra phía sau để giám định tình hình mà phi-cơ phải cần mất cao-độ khẩn cấp như thế này thì đợi cho tôi chạy lên hay đợi cho ông co-pilot bước ra phía bàn cơ-phi, mà không biết ông lâu ngày không làm chức cơ-phi liệu ông còn nhớ cái công tắc nào để mà khóa cho đúng thì áp xuấât khoan hành khách sẽ bị trở ngại và hành khách sẽ bị đau lỗ tai là cái chắc!...trước khi được lên ngồi ghế co-pilot thì ông hay bà Pilot nào cũng phải ngồi ở ghế cơ-phi một thời gian 2,3 năm, do đó ai cũng biết rành về hệ thống hoạt động của phi-cơ, nhưng nếu lâu ngày không có dịp thực hành thì cũng hơi quờ quạng…Hiện nay ngoại trừ các hảng cargo vẫn còn dùng cơ-phi trên các Boeing-727, DC-8 hay 747-200 còn các hảng hàng không khác trên xứ Mỹ này hiện nay đều xữ dụng các loại phi-cơ tân tiến  chỉ cần 2 pilot  như B-737/747-400 hay Airbus nên vai trò của người cơ-phi (flight engineer)không cần thiết nữa. ). Ông co-pilot nói, ổng phải đè thằng ông nội này xuống cho mấy cô tiếp viên xé mền băng tạm hai cánh tay rồi cột ông vô ghế sau.Vì ổng cứ đòi chết chớ không muốn sống. Mấy cô tiếp viên sau đó thay phiên nhau chạy lên phòng lái ngồi thở, mặt mày xanh lét!
Lúc sắp sửa đáp ở phi-trường Richmond, ông Captain bảo tôi gọi vô hảng xin xe kéo phi-cơ vô gate (cổng-đậu/ống nồng)vì ông sẽ cho phi-cơ đậu ở cuối đường di chuyển của phi-đạo. Xe Ambulance sẽ ra đây nhận thằng ông Nội này chớ ông không di chuyển vô cỗng đậu như bình thường. Ông giải thích cho tụi tôi biết phải làm như vậy vì tụi ký-giả của đài CNN lúc này hay theo dõi các tin tức của các hảng máy bay, mấy tụi này hay nghe lén trên tần số của các đài không-lưu. Mấy vụ như vầy tụi nó sẽ nhào tới chụp hình, quay phim rồi làm rùm ben, tao không có muốn bị phỏng vấn và được đưa cái mặt tao và tụi mày lên TV, nên tao phải làm kiểu này….rồi tụi tôi sẵn dịp bàn luôn vụ thằng Mỹ con tự tử, ông co-pilot nói sao mà nó không chui vô hotel nào đó tự-tử mà lại leo lên máy bay của mình, tôi chêm vô: tại thằng này nó muốn lên thiên đàng cho gần (vì đang bay trên cao độ 31 ngàn bộ). Sau khi xe Ambulance lảnh thằng ông nội đi rồi,(Boeing 727 có cầu thang cửa sau, nhân viên cứu cấp y-tế đem ông hành khách gần chết này đi cửa hậu nên hành khách không trông thấy) xe kéo phi-cơ vô cổng, các nhân viên của hảng phải làm sạch-sẽ trước khi cất cánh lại. Được biết thằng ông nội này khoảng 19,20 tuổi, sau khi FBI xét trong bao hành lý thì họ thấy có nhiều hình tượng lục cục lòn hòn nhỏ chứng tỏ hắn ta theo đạo thờ quỉ Satan ( Satanic), à sao theo đạo thờ quỉ Satan mà chết thì lại muốn lên thiên đàng ?. Rồi không hiểu vì lý do gì mà lại đợi cho máy bay bình phi ở cao độ 31 ngàn bộ ( tôi có bổn phận phải nói trong hệ thống âm thanh cho hành khách biết là mình đang bình-phi ở cao độ 31 ngàn bộ, chuyến bay sẽ êm ả vì thời tiết tốt, trong vòng 1:30 phút giờ nửa sẽ đáp ở Baltimore v.v..) rồi chui đầu vô cầu-tiêu phía sau đuôi, lấy dao cạo cắt chỗ 2 cườm tay và đứng đó nặn cho máu ra và..chờ chết ! Tôi biết được vì sau khi hành khách xuống khỏi phi-cơ, cả 3 pilot phải xuống xem xét để ông Captain về làm báo cáo. Phòng toilet văng đầy máu và đầy cả bồn rửa tay. Dĩ nhiên trước đó trên đường bay đến phi-trường Richmond thì tôi cũng đã cho hành khách biết lý do tại sao mình phải đáp khẩn cấp xuống phi-trường này. Các hành khách đều am hiểu tình hình nên 2 giờ sau khi tiếp tục hành trình, đang lúc bước vô máy bay có một số hành khách ngõ lời khen phi-hành đoàn làm việc đàng hoàng quá. Ban nãy lúc đi xuống thì có độ 3 hành khách bắt tay cám ơn, vì đáp đây mấy ổng sẽ về nhà sớm được 5 tiếng. Nếu không, sau khi đáp Baltimore, mấy ổng lại phải đợi chuyển sang máy bay Commuter nhỏ bay về đây, như vậy đến tối mới về tới nhà. Sau khi cất cánh thì tụi tôi nhận được công điện của hảng gởi lên: “Sau khi đáp Baltimore 4 cô tiếp viên được về nhà nghĩ ( Đi máy bay khác của hảng về lại căn cứ xuất phát). Tiền lương 4 ngày sẽ được trả đầy đủ. Chiều mai sẽ có 4 cô khác đến thay thế. 3 Pilots vẩn tiếp tục nhiệm vụ cho đến hết phi-vụ 4 ngày! “( Trên tất cả các máy bay của các Airlines hiện nay đều trang bị hệ thống Acard này, màng ảnh computer nhỏ nhận và gởi công điện bằng chữ như ngày nay chúng ta gởi E-mail vậy).
3 chàng Pilots này chỉ xì nẹt là tại cái thằng ông nội mắc dịch kia làm mất hết một buổi chiều đẹp trời được nghỉ lại Baltimore mà thôi.
Đầu năm 1991 tôi đổi sang bay Boeing-737 cũng đổi luôn căn cứ (crew base) sang Phi-trường Pittsburg thuộc tiểu ban Pensilvania, ở căn cứ Charlotte có nhiều pilot Boeing 737 quá nên khó chọn đường bay. Sang thứ này máy bay mới hơn, trang bị ngon lành hơn là 727. Chỉ cần 2 pilot và 2 hay 3 cô tiếp viên tùy ít hay nhiều hành khách hay đường dài ngắn, nhưng tối thiểu vẫn là 2 dù số hành khách đi chỉ có 8 người.( Tại hồi xưa máy bay Boeing-727 có 3 ống phản lực nên cần 3 pilot, qua B-737 và Airbus chỉ có 2 ống phản lực nên dùng 2 pilots thôi, tụi tôi hay nói giỡn với nhau vậy..nhưng mà không lẽ Boeing hay Airbus làm phi cơ có 4 ống phản-lực thì phải cần đến 4 pilot hay sao ?.Tụi này nói chơi vậy mà cũng có phần đúng. Hiện nay tất cả các phản lực chở hành khách nếu dùng các loại phi-cơ 4 máy thì chỉ để bay đường dài liên lục-địa trên 12 giờ bay do đó luật quốc tế đòi hỏi phi-công khi bay ra hải ngoại trên các tuyến đường dài  chỉ được phép ngồi trên cockpit tối đa là 12 giờ. Sau đó phải có phi-hành đoàn thay thế  trên không trung, nghĩa là phi hành đoàn thay thế này cũng đã ngồi chơi xơi nước hay nằm ngủ đâu đó từ lúc cất cánh trên phi-cơ này từ lâu rồi. Có thể hai phe gặp  nhau thương thảo tui sẽ bay tới giờ nào sau đó sẽ tới phiên phi hành đoàn, hay là tụi tui bay phân nửa, tụi anh bay phân nửa…Bên Mỹ này tất cả Pilot đều ăn lương giờ nên tới phiên, mà pilot có ráng ngồi lỳ không chịu đổi chỗ thì cũng đâu có lãnh được nhiều tiền hơn, hảng tôi thì mấy ổng lúc nào cũng sòng phẵng 50/50 (tôi lấy thí dụ lương giờ bay ra ngoại quốc của Pilot hảng Delta trên B-777 phản lực 2 máy là 210$ một giờ, nếu chuyến bay sang Hongkong từ phi-trường Atlanta là 17 giờ thì mổi phe sẽ bay 8 giờ rưởi, không có chuỵên mà ông bay trước sẽ ngồi ráng thêm cho đủ 12 giờ rồi cho ông sau bay 5 giờ để ông trước lảnh 12 giờ còn ông sau cũng bay cùng một chuyến mà lại lảnh 5 giờ còn lại.!). Bay B-737 thì tôi lại ít qua lại miền tây chỉ binh vùng trung và đông của nước Mỹ.
Tôi đến thăm một người quen ngoài dân sự bên Cali, đã hỏi tôi hồi đó tới giờ bay bên Mỹ đã có gặp “sự cố” lần nào chưa ? Tôi hỏi sự cố là cái sự gì vậy, ông nói thì như là bị trục trắc máy khi đang bay, hay bị mấy thằng điên hay say rượu lên đòi lái máy bay..Tôi nói có phãi tiếng Mỹ là Emergency còn bên mình thì gọi là trường hợp”khẩn cấp” đó phải không ? Ông nói phải rồi đó.
-     Vậy sao anh lại hỏi tôi “sự cố” làm cái gì đễ tôi phải moi đầu moi óc nghỉ xem  đó là cái nghĩa gì quái lạ vậy ?
-     Thì ở bển nghe tụi nó nói trên đài hay đọc báo thấy danh từ đó hoài nên bị nhiễm, lâu lâu đem xài cho dzui dzậy mà.
Hồi trước tôi bay B-727 thì có bị chết máy một lần sau khi mới vừa cất cánh ở phi-trường San Francisco, lúc đó đang bay máy bay cho hảng Cargo nên cũng không có gì khó khăn, B-727 có 3 máy nên chết 1 máy vẫn bay được như thường, quay trở lại đáp rồi đợi sửa chửa mất vài ba tiếng đồng hồ thôi. Sau này bay toàn phản-lực chỉ có 2 động cơ phản lực mười mấy năm vẫn chưa bị trục trặt gì đáng kể lần nào cả. Máy bay 2 máy rủi bị hư một máy vẫn bay an-toàn như thường.
- Nghe đi máy bay sao mà ớn quá ! Vợ người bạn chắt lưởi nói vô.
- Tôi trấn an rằng, tai nạn thì đi xe hơi hay đi xe đạp, đi bộ thì vẫn xãy ra hà rầm hằng ngày, nhưng tại mình nghe thấy mấy chuyện đó hoài quen rồi nên không thấy sợ.
- Còn tai nạn về phi-cơ thì rất hiếm, mà mỗi lần có một chiếc phi cơ nào lâm nạn, nhứt là ở bên Mỹ này. Các đài truyền hình, radio và báo chí cứ lập đi lập lại lại từng chi tiếc
Rồi làm cho người nghe vốn sẵn đã yếu bóng vía, và có một số dân chúng không có trình độ hiểu biết nhiều về hàng-không lại càng sợ thêm…
Nếu so sánh về phương diện chuyển vận thương mại về xe cộ , hỏa xa, tàu bè và máy bay thì con số an-tòan nhứt vẫn là phương tiện hàng không !
Vì không phải là dân bay và cứ bị người lớn trẻ nhỏ hỏi dồn, nên sẵn đó tôi làm luôn một bài thuyết trình thao thao bất tuyệt cho cả gia đình 15 người lớn nhỏ đang xúm lại nghe. Hồi mới vô hảng tụi này cũng đã từng nhe mấy ông già thâm niên mách nghề : đừng bao giờ cho người khác biết tụi bây là pilot, dù có ngồi kế hành khách trê phi-cơ khi đi có gian cũng vậy, hể biết tụi bây làm Pilot thế nào cũng sẽ bị làm một màng phỏng vấn bỏ túi hay có khi hỏng cho ngừng…như mỗi tháng bay mấy giờ, tại sao nhìn xuống dưới đất có vòng tròn nơi thì có hình vuông trên các thửa ruộng..họ sẽ hỏi tới tấp trả lời mệt nghỉ. Hôm nay ghé thắm gia đình này. tôi đang ở trong hoàn cảnh này đây. Tôi nói làm Pilot thì được huấn luyện kỹ lắm nên lúc nào cũng sẵn sàng nếu bất thần khi đang bay máy bay bị hư máy, bị cháy, bị mất điện hay mất áp xuất thủy điều v.v..thì đều biết tất cả các phương thức để đối phó, vì mỗi 6 tháng tất cả các Pilot đều phải được huấn luyện ôn lại trong phòng máy bay giả gọi là “simulator” để thực tập với các trường hợp khẩn cấp này.
-     Mà hồi đó tới giờ chú có đáp cái nào thiệt dở không chú ? Cậu con trai lớn đang muốn vô US Navy hỏi tôi.
-     Có chớ sao không có ! Chở hành khách mà đáp dỡ, mà bị chê thì quê lắm, nên Pilot nào cũng ráng đáp cho thật êm, nhưng có khi ráng mà cũng không làm sao đáp êm được.
-     Sao kỳ dzậy chú ?
-     Thì đôi khi cũng bị gió lớn, bị trời xấu, bị lo ra chuyện gì đó rồi không để ý vào đồng hồ tốc độ nên đáp dỡ ẹt ! Mà trong hảng chỉ cần dạy Pilot đáp an-toàn thôi ( safe landing), còn ráng đáp cho thật êm thì cũng tùy tài và kinh nghiệm của từng Pilot. Thường thường thì các Co-pilot đáp êm hơn Captain ngồi bên ghế trái, vì lên đến Captain thì coi như tột đỉnh rồi, và chỉ đóng vai trò của một người “ Manager” cho sự an-toàn của chuyến bay và phi-hành-đoàn. Còn co-pilot thì muốn kiếm điểm nên lúc nào vào đáp cũng gò cho chạm bánh thật êm.
Rồi sẵn đó tôi kể cho nghe luôn chuyện tôi đã đáp một cái đáp dỡ nhứt trong đời làm Airline Pilot. Trong cuốn sổ bay bỏ túi tôi có ghi một câu bị chú bằng viết màu đỏ một câu như sau:” Worst landing in my life as an airline pilot” !( Cái đáp tệ hại nhứt của tôi trong đời làm phi-công dân-sự ). 30 năm trước cũng ngày 24 tháng 1 năm 1971, lúc mới bên Mỹ mò về được 1 tháng, trong khi tôi bay huấn luyện với Đ/u người Mỹ tên John Mastronardi, tôi cũng đã đáp 1 cái tệ hại nhứt trong đời mới làm phi-công quân-sự: Đập 1 chiếc C-123K lúc chuyên chở 48 đầu đạn 175 ly tiếp tế cho căn cứ hỏa-lực Djamap (Bùi gia Mập)của Mỹ. Phi-cơ bị hư hại nặng, nhưng sau này mang được về TSN, USAF sửa chửa lại mất gần 8 tháng, sau đó chuyển giao lại cho VNAF, phi-đoàn 425 với số đuôi là XO (X-Ray Osca). 4 tháng sau tôi có dịp vô bộ tư lệnh thăm ông anh, tình cờ gặp một nhóm Pilot A-37 mới bên Mỹ về, đến trình diện tại bộ tư lệnh KQ, trong nhóm này có ông Ch/u Lộc Heo (Khóa 7/68) gặp tôi ổng nói : Ủa tụi tao bên Mỹ nghe đồn nói mày bị đụng núi chết rồi mà sao giờ mày còn đây ? Tui vẫn còn quê trong bụng nên chối và trả lời, chắc anh nghe lộn tin đồn nhảm nhí nào đó, tui đâu có đụng núi hồi nào đâu ?
Trong sổ bay ghi ngày 24 tháng 1 năm 1991. Tụi tôi bay một phi-vụ thường lệ từ phi-trường Raleigh ở North Carolina sang Phi-trường National ở Washington DC, lúc đó chưa đổi tên thành Ronald Reagan như bây giờ. Tuy vào mùa đầu đông nhưng trong những ngày đó không có tuyết nên thời tiết ngày hôm đó nắng ấm. Tụi tôi được cho đáp thẳng vào phi-đạo 36 (Bây giờ thì đã đổi thành phi-đạo 35, lý do là vùng đông bắc có những khu vực bị ảnh hưởng thay đổi của từ-trường địa cầu nên con số cuả phi-đạo bị thay đổi để phù hợp với hệ thống điện-tử cố định dùng làm phương tiện cận tiến chính xác (ILS+Instrument Landing System) cho phi-đạo này.) . Khoảng chừng 2 dặm cận-tiến (Final Approach) ở phi-đạo 36 đang bay theo sau chiếc DC-9 của hảng NorthWest vừa mới chạm bánh, đài kiểm soát bảo chiếc DC-9 nếu được thì làm ơn quẹo trái vào đường di chuyển Charlie (Taxi way  C) nhưng có lẽ chiếc này còn tốc độ nhanh quá nên không quẹo vô được nên phải tiếp tục chạy thẳng đến đường Exit kế tiếp. Như vậy khoảng cách an-toàn cho 2 phi-cơ cùng đáp chung 1 phi-đạo không có, tôi dự tính tống ga làm lại vòng bay khác ( Go around). Nhưng đài kiểm soát liền đề nghị là US Air 512 có thuận chịu đáp phi-đạo 33 hay không ?. Đây là quyết định của Pilot, nếu thấy không ổn thì cứ việc làm vòng bay khác. Tôi bấm máy nói OK rồi bay vòng về phía bên phải, bánh xe và cánh cản vẫn còn lòng thòng dưới bụng, hơi vất vả khi bay thấp và bay chậm kiểu này, bay qua phía đông bắc vượt qua sông Potomac rồi sửa lại cho ngay vào cận tiến của phi-đạo 33. Tôi chưa đáp phi-đạo này lần nào, vì phi-đạo này hơi ngắn, nhưng vẫn an toàn tối thiểu cho Boeing-737, chỉ vì ngoại cảnh quanh phi-đạo làm cho mình cảm thấy phi-đạo ngắn hơn thường thôi, phi đạo 33 này 99 phần trăm hàng ngày dùng cho các loại phi-cơ comuter nhỏ, rất hiếm khi dùng cho B-737 như ngày hôm nay. Cuối đầu đáp là sông Potomac, cuối đầu kia là mấy xa lộ và rồi thì Ngũ-giác-đài nằm chình ình trước mặt, và nếu phải “go around” làm lại vòng bay khác ở phi-đạo này thì không phải đơn giảng như ở những chổ khác, phải tránh bay trên Pentagon, không được gây tiếng động nên không được xử dụng sức đẩy tối đa như sách vở, mỗi lần đáp và cất cánh tại phi-trường này là một thách-thức cho Pilot, nhứt là khi đáp về phía nam khi dùng phi-đạo 18…
Vì cứ nghỉ trong đầu đây là phi-đạo ngắn, một đầu là nước đầu kia là chướng ngại vật nên xem như ngày hôm nay tôi sẽ được đáp thử trên hàng-không mẫu hạm vậy! Cánh cản được xữ dụng tối đa ( Full Flaps=bình thường đáp không bao giờ dùng full flaps). Tốc độ sẽ giảm thêm 10 knots nữa như vậy bảo đảm sẽ đáp ngắn, không sợ bị ủi mấy hàng cây trước khi chạy lố ra xa-lộ..Tôi cố gắng chạm bánh trên con số thay vì chạm bánh trên mấy lằng sơn trắng 1000 feet tính từ cuối đầu phi-đạo như sách vở dạy. Còn nếu đáp trên con số thì ăn gian được thêm 500 feet nữa! Vì những tính toán trong đầu lúc đáp, tôi cứ ráng để tâm vào con số 33 sơn dưới mặt phi-đạo, chỉ trong khoảng 2 giây trước khi dự tính chạm bánh, tôi nghe một cái rầm, cả phi-cơ rung chuyển, tôi chỉ kịp đạp thắng và dùng tối đa sức đẩy ngược của 2 máy phản lực ( Reverser) để  thắng máy bay lại. Ngày hôm đó tôi đã đáp thật ngắn, nhưng cũng đã “dộng” chiếc Boeing-737 cùng với phi-hành-đoàn và 78 hành khách xuống mặt phi-đạo một cái quá mạnh, chạm 3 bánh một lượt. Thường cũng có khi đáp nặng nhưng chỉ chạm 2 bánh chính rồi đến bánh mũi, đàng này chạm mạnh luôn cả 3 bánh nên sức dội …. Tôi không biết phải diễn tả như thế nào cho đở quê mặt đây… Lý do tôi đáp quá mạnh là vì tôi đã chú ý đến việc chạm bánh trên con số mà trong những giây phút cuối cùng tôi đã làm mất khoảng 5-7 knots của tốc độ an toàn, Trên máy bay phản-lực tốc độ rất quan trọng vì khi đã xữ dụng tối đa cánh cản, tốc độ sẽ bị mất rất nhanh, nguyên một khối sắt trên một trăm ngàn pounds bị triệt nâng (stall) từ trên cao khoảng 5-10 feet rớt xuốâng đất kiểu đó thì làm sao chạm bánh êm ả cho được…Chắc tôi không cần phải khai thêm vì quá quê khi viết lại chuyện này. Sau khi di chuyển vào cổng tôi vẫn mở cửa ra bước ngoài đứng chào hành khách nói thank you, good bye như thường lệ…một số đi ra nhìn tôi với cặp mắt không được thân thiện (they gave me a dirty look), một số đi ngang cười cười hỏi tôi, you đáp hồi nảy phải không?. Hồi xưa you là pilot cho hải quân hả?. Tôi không trả lời tiếng nào, nhưng chỉ ngược ngón tay cái ra sau lưng, chỉ vô phòng lái còn khép hé cửa đổ thừa cho thằng Mỹ….eh! Một chị tiếp viên sau đó đến nói nhỏ với tôi : You đừng có “feel bad “ vì tôi đã có bay với một ông Pilot đáp mạnh đến nổi tất cả Oxygen mask đều rớt xuống trên đầu hành khách….
***********
Khoảng tháng 9 năm 1991, khi tôi bay chuyến Detroit sang Philadelphia, lúc sắp sửa đóng cửa phi-cơ thì được lịnh của hảng giữ phi-cơ lại ở cổng thêm 15 phút, để cho một hành khách đi lạc chuyến bay của hảng Northwest quá giang! Ông Mỹ trên quầy vé chạy xuống phi-cơ nhờ mấy cô tiếp viên hỏi dùm trong đám hành khách này có ai  biết speak Vietnamese không? Cô tiếp viên trưởng chưa đợi ông kia nói hết lời là đã chui vô cockpit nói Mr. Phạm: they need your help! Đi bộ với ông Mỹ kiểm soát vé trở vào bên trong thì tôi gặp ngay một bác người Việt khoảng 65 tuổi, ông người Mỹ nói sơ cho tôi biết là ông này người VN không biết tiếng Mỹ nên hồi nảy bay từ San Francisco bay sang đây đã đi lộn chỗ thành thử hụt chuyến bay Northwest sang Philadelphia, bên Northwest mới tìm được ổng nên họ gởi qua hảng mình vậy nhờ Mr. Phạm nói dùm với ông là sẽ đi máy bay hảng này. Tôi quay sang chào ông bằng tiếng Việt rồi nói xin lỗi bác tên gì, ông nói bằng giọng người nam đặt sệt: dạ thưa cậu ba tui tên Thanh ( Chắc ông thấy tôi mang 3 gạch trên cầu vai nên gọi tôi bằng cậu ba ?) Tôi nói thôi bác theo tôi xuống máy bay rồi tụi tôi mang bác sang Philadelphia. Trên đường đi xuống tôi hỏi ông:
-     Sao bác đi có một mình vậy?
-     Thì nhà nước nó cho một mình tui đi, thì tui đi..mà cậu ba à làm sao tui đem dzợ tui qua đây được cậu?
-     Ủa! mà vợ bác ở đâu ?
-     Dạ, nó còn bên Việt Nam, quê dzợ tui ở dưới Đầm Dơi. (Tôi có nghe về địa danh Đầm Dơi hồi nhỏ, nhưng đến bây giờ vẫn chưa biết nó nằm gần tỉnh nào trên bản đồ miền Nam ?)
-     Chắc bác qua đây theo diện HO, mà hồi trước bác là lính gì vậy bác ?
-     Tui cũng không biết tui là lính gì nửa cậu ba, lâu quá rồi nên tui quên hết.
Thấy ông già này tướng mạo quá khắc khổ và nghe ông nói ông không biết hồi xưa đi cái thứ lính gì nên tôi không muốn hỏi tới thêm nửa chỉ hỏi ổng một câu cuối cùng trước khi đến gần cửa phi-cơ.
-     Bác tới Philadelphia có ai đón bác không ?
-     Tui nghe nói có ai trong cái hội gì đó ra đón, à mà tui có miếng giấy này cậu ba đọc xem thử họ diết cái gì dzậy, bển họ đưa mà tui chưa đọc.
Ông đưa cho tôi 1 miếng giấy nhỏ bèo nhèo, loại giấy có gạch hàng của học trò, chứng tỏ giấy này gốc từ VN, không phải giấy loại tốt, tôi mở ra đọc. Trong miếng giấy nhỏ chỉ ghi vỏn vẹn là: đến phi-trường sẽ có ông Mục-sư ra đón. Không có số điện thoại hay gì cả.
Suốt lộ trình bay 1:45 phút sang Philadelphia đầu óc tôi cứ nghĩ làm sao giúp cho bác này, vì ông đi hảng Northwest, ông Mục-sư Mỹ hay Việt nào đó ra đón chờ ở cổng của hãng Northwest, giờ ông đi hảng US Air này, 2 hảng ở khác terminal khi xuống máy bay ông sẽ gặp khó khăn nửa. Sau khi đáp Philadelphia thì tụi tôi lại tiếp tục bay xuống Orlando mà thì giờ dưới đất thì quá eo hẹp cho tôi vì thời gian chờ 15 phút trể tại Detroit bay vô đây bị traffic buổi chiều rồi phải làm 2 cái vòng chờ (Holding) trên vùng Lancaster thêm 8 phút nữa, nên thì giờ ở dưới đất tại Philadelphia đối với tôi lúc đó rất ngắn, xem như hể vừa đậu máy bay vô cổng, hành khách xuống hết, hành khách đi Orlando lên xong là đi ngay. Lúc hành khách xuốâng máy bay tôi cũng dẫn bác tới ngay quầy information của hảng, tôi trình bày ngắn gọn với bà Mỹ đen làm ơn liên lạc bên hảng Northwest có ai đón một người Việt Nam tên Thanh thì sang đây..đang khi tôi đang nói thì có 2 vợ chồng người Việt đang bước tới hỏi:
- Phải bác tên Thanh không ?
-Dạ phải, Thanh là tui đây.
-Tôi bên hội cựu quân nhân ra đây đón bác về.
Tôi nghe vậy mừng quá vội nói thank you với bà Mỹ đen, rồi quay sang 2 vợ chồng người Việt nói thật lẹ: cám ơn anh chị đến đúng lúc, nãy giờ tôi lo quá, take care giùm bác này nghen.
Tôi định quay đi thì ông kia hất hàm hỏi tôi với một giọng không được thân thiện:
- Bộ anh người Việt Nam hả?.
Tôi hơi bực mình nhưng vẫn trả lời:
- Dạ phải, rồi ba chân bốn cẵng chạy về cổng. Vừa bước tới cổng lại thấy cái mặt hầm hầm của ông nhân viên kiểm soát vé ổng nhìn tôi như là người tạo ra vụ cất cánh trể giờ này. Thời điểm đó thì hảng đang bị mang tiếng là cất cánh và đến trể (late for on time departure & arriver) so với các hảng khác, nên mấy ông bà này hay đổ thừa cho phi-hành đoàn.( Crew delay) Còn phần của họ thì lo đứng nói chuyện không chịu cho hành khách lên phi-cơ sớm nên các chuyến bay bị trể hoài. Sau khi cất cánh tôi xem lại đồng hồ báo-cáo giờ đóng cửa thì đúng ngay giờ ấn định, không trể 1 phút nào cả. (Giờ báo cáo cho chính-phủ và giờ ăn lương của của phi-hành-đoàn kể từ lúc đóng cửa và mở cửa tại phi-trường đi và đến).
Tháng giêng năm 1992 ba tôi mất bên Cali lúc đó ông cụ 75 tuổi, những ngày cuối đời khi ba tôi được đưa vào bệnh viện tôi vẫn còn đang đi bay phi-vụ 4 ngày, thời đó cũng chưa có Cell. Phone nên hể đáp phi-trường nào là tôi chạy ngay đến điện-thoại công cộng để gọi về Cali theo dõi tình hình, tôi cũng cho người em rể số điện thoại 800 của hảng, số này chỉ dành cho nhân viên phi-hành gọi về trung-tâm “Hành-quân” của hảng. Dặn cậu em nếu có gì khẩn cấp thì gọi về số này, dù anh có đang bay ở trên trời hay bấât cứ phương trời góc biển  họ cũng có thể liên lạc và cho anh biết liền.
Trưa ngày 2 tây tháng 1 năm 1992 trên phi-vụ rời phi-trường Pittburgh bay sang St.Louis. Đang khi thủ tục liên lạc với các nhân viên dưới đất để đẩy phi-cơ lui ra khỏi cổng đậu thì được hảng gọi trên tần số :” US Air 1427 cancel your push back ! Let officer Pham go inside and tell him contact his family immediately! “. Nội nghe bao nhiêu đó cũng đủ cho tôi biết tin chẵng lành. Sau khi tôi trở lại ghế lái với đôi mắt đẩm lệ, vị Captain vỗ về nói vài lời an ủi. Ông nói để gọi vô văn-phòng cho pilot khác ra thay thế và tôi có thể về với gia-đình, tôi từ chối và cám ơn lòng tốt của ông, vì chỉ có một mình tôi mà số hành khách 142 người phải ngồi chờ trên 1 tiếng đồng hồ để có người ra thay thế.? Tôi cũng không làm gì hơn được lúc này, trừ ra nỗi buồn về tin mới vừa mất cha cứ ám ảnh tôi suốt chuyến bay. Sau khi tôi đáp ở St. Louis thì hảng tôi gọi báo bây giờ thì hơi trể nên yêu cầu tôi sáng ngày mai bay dùm về lại Pittburgh sẽ có người thay thế. Và tôi sẽ bắt chuyến bay thứ nhì lúc 9:30 sáng sang Orange county (SNA). Sáng ngày hôm sau tôi lên chuyến bay thứ nhì để bay sang Cali, tôi vẫn còn mặc đồng phục mùa đông toàn bộ ( Mùa hè thì chỉ mặc áo sơ mi ngắn tay thôi). Khi bước vào cửa của chiếc B-757, mấy cô tiếp viên hỏi tôi chắc you mới đi bay về mệt lắm hả?.À mà sao thấy you mặt buồn xo vậy?. Tôi nói Ba tôi mới mất nên phải bỏ ngang phi-vụ về Cali chịu tang, vừa nghe xong mấy cổ đều nói sorry chia buồn cho tôi, rồi một cô nắm tay kéo tôi lên phía trước, đẩy vai tôi ngồi xuống ghế First Class. Hồi nãy họ nói chuyến bay này full nên tôi xin ngồi phía sau. Cổ nói you go no where, you sit here !. Ý tôi muốn nói không phải mình ngon lành gì, nhưng tôi cũng cãm thấy ít ra hảng cũng lưu ý đến chuyện gia đình của nhân-viên và dành nhiều ưu tiên cho tôi.
Miền đông nước Mỹ và Cali giờ địa phương sai biệt là 3 tiếng nên khi đáp tại phi-trường John Wayne (Orange County) vẫn còn sớm, anh chị lớn tôi đem xe ra phi-trường đón tôi, trên đường về nhà bà chị dâu hỏi tôi có đói bụng không thì ghé vô đây ăn sáng đặc sản Cali. Tôi nói không đói lắm nhưng nếu anh chị chưa ăn thì tôi ké chút xíu cũng được. Rồi bất thần thấy tiệm diểm xâm Kim-sư hay gì đó trên đường Bolsa, anh tôi quẹo xe ghé ngay vô bãi đậu. Tôi bước xuống xe nhưng hơi ngần ngừ vì đang mặc đồng phục của Airline vô đây ngồi ăn coi kỳ quá, bà chị dâu nói thôi lâu lâu vô ăn đại rồi ra liền, đâu có sao đâu. Lần đó cũng là lần duy nhứt tôi mặc đồng phục của Airline vào nơi công cộng, ngoại trừ ở trong các phi-trường và trên đường đi về các Hotel chung với nguyên phi-hành đoàn thì chuyện thường, bây giờ nghỉ lại thì cũng thấy mình hơi dốt, sao hồi đó không cởi đại áo ngoài rồi lột hết lon lá quăng vô xe , như vậy đi vô ăn có thảnh thơi không ! Vài người ngồi kế bàn nghe họ xầm xì, ê có Pilot airline người mình dzô ăn diểm xâm kìa, làm tôi nghe cũng hơi ngượng, tôi không thấy hào nhoáng gì cho cái bộ đồng phục này và nội qui của hảng cũng không cho nhân viên phi-hành của hảng la cà vào các quán ăn ngoài khuông viên của phi-trường hay lạm dụng đồng phục của hảng để showup. Mấy lần tôi đi dự các đêm không-gian thì cũng có người bạn đã hỏi tôi sao không mặc đồng phục của Airline tới dự cho wai (Oai). Dzậy người ta mới biết mày là Pilot thứ thiệt…tôi chỉ cười trừ trả lời: Dzậy ai tới đây muốn người ta biết mình làm bác-sỹ phải mặc đồ bác-sỹ rồi mang cái ống nghe quanh cổ hả ! Tui thấy có mấy tài xế xe Bus và tài công lái mấy cái tàu nhỏ cũng ăn mặc đeo cầu vai 4 gạch giống y chang như tụi tôi, giả dụ như mấy khứa này tới đây dư,ï có ai dám mặc ba cái đồng phục đó không ? Trên Air line, pilot mang3-4 gạch trên cầu vai hay trên tay áo ngoài là chỉ để phân biệt nhiệm vụ và quyền hạng (duty and authority) trong lúc bay mà thôi. Không phải là cấp bực (ranking) như trong quân đội thành thử hai thứ đồng phục này khác nhau.
Tôi còn nhớ trên 1 chuyến bay từ Philadelphia sang San Francisco, tụi tôi đáp vào buổi sáng khoảng 10 giờ, pilot tụi tôi thì lẹ lắm, hể đậu vô cổng gài thắng chỉ cần 1 phút làm xong checklist là cuốn gói đi ra ngoài liền, và tới chổ chờ cho xe Van của Hotel lại đón, mấy cô tiếp viên thì hơi lâu vì phải đợi bàn giao. Tôi và ông Pilot Mỹ đang đứng xớ rớ ngoài vệ đường chờ các cô tiếp viên đi ra để cùng về Hotel một lượt.
Một xe Mercedes chở bà mệnh phụ nhà giàu nào đó tấp đậu vào chỗ tụi tôi đang đứng, ông tài xế của bả đang khệ nệ mang ba bốân cái va-ly lớn nhỏ để xuống đất sau cốp xe, bà mệnh phụ này cũng không thèm ngó mặt hai đưá tụi tôi là ai, bả biểu hai đứa tôi mang mấy va ly này vào phía trong, tụi tôi đang đứng không, nên thấy bà già này nhờ thì cũng xách dùm mấy đồ lỉnh kỉnh của bả, ông tài xế thì nói tụi tôi đừng làm để đó cho ổng làm, nhưng bà chủ thì nói tao đã nhờ hai thằng này làm dùm được rồi, mày lái xe về đi. Sau đó thì bà móc trong bóp ra” Típ” cho hai đấng Pilot airline này mỗi đứa 1$ đô la! Tôi thì thuộc dân Á châu dễ quê không muốn nhận nhưng thấy ông Mỹ nheo mắt ra hiệu nên tôi cầm lấy như ổng và nói thank you rồi bỏ lẹ vô túi vì sợ thiên hạ thấy. Sau khi nguyên phi-hành đoàn lên xe Van rồi thì ông Pilot Mỹ nói cho 5 cô tiếp viên hay là, ngày hôm nay Khiêm and me và giàu hơn tụi mày 1$, rồi ổng móc trong túi ra tờ giấy 1$ hồi nãy, ông nói tao sẽ đem đồng bạc này về cho vô khung treo trong nhà làm kỹ niệm. Ông chưa kịp giải thích thì bà tiếp-viên già nhứt trong đám phụ họa: hai you mang hia đội mão đứng xớ rớ chờ xe nên người tưởng 2 you là “skycap”( Nhân viên phụ cân hành lý ngoài vệ đường tại phi-trường để kiếm sống bằng tiền Típ) nên họ sai khuân vác dùm hành-lý rồi được tiền Típ phải không ? Tôi hỏi sao bà biết hay dzậy?. Bả trả lời với giọng chọc quê 2 đứa tụi tôi: tui thấy mấy pilot mặc đồng phục màu xanh, đội nón két pi cũng giống như mấy ông skycap kia thôi ! Mấy tháng trước ở New York tui đã thấy có 2 pilot cũng đã khoe mới nhận được tiền típ sau khi khiêng dùm hành lý của hành khách. Nhưng mổi ông được 5$, chắc họ gặp hành khách sộp! Nghe bà già này chọc quê làm tụi tôi cụt hứng.
( Hôm nay có 5 tiếp viên vì bà già này làm supervisor của Flight Attendant nên lâu lâu đi theo để check mấy cô tiếp viên, giống như bên pilot thì lâu lâu cũng có check pilot của hảng hay FAA của chính phủ theo bay bất thần để check tui tôi vạây ).
Làm Pilot cho hảng Airline thì sướng lắm, vài năm đầu có hơi chật vật vì chưa đạt được thứ hạng thâm niên, nhưng sau đó thì cứ đi làm 12 ngày nghỉ 18 ngày và còn ngày nghỉ phép thì cũng nhiều vô kể, hàng xóm cứ thấy tôi ở nhà cắt cỏ dường như mỗi tuần vào những tháng mùa xuân và mùa hè, hồi còn ở khu nhà cũ tụi tôi có một bà hàng xóm người Việt, không biết hồi xưa bà thuộc thành phần nào, nhưng sang đây thì ba hoa chích chòe cũng thuộc loại gộc, bà xã tôi học trường Tây từ nhỏ tới lớn nên đọc và viết chữ Việt đã không rành rồi lại nói chuyện miệng bằng tay, tay bằng miệng thì không tài nào bằng bà này (bởi vậy hồi xưa khi tui đi theo thả dê bà xã tui đang học lớp 11, tui đã viết 1 lá thư tình cho bả, bả đọc tiếng Việt không rành nên bả đem về đưa cho ông già bả đọc dùm..thằng em bả sau đó báo-cáo cho tui hay, làm tui bị đứng tim và muốn độn thỗ luôn…30 năm sau đứa con gái út tui đẻ bên Mỹ tuy nó nói tiếng Việt được, còn đọc chữ thì cũng dỡ như cở bà xã tui hồi xưa, lúc nó học lớp 11 cũng có 1 cậu người Việt gia đình HO mới qua sau này, viết thư tình tán tỉnh nó, nó đọc không hiểu được, nên đem về nhờ tui đọc giùm…100% true story! ) . Một hôm bà xã tôi về kể lại nói bà hàng xóm có hỏi anh làm cái nghề gì mà thấy ở nhà hoài ? Em nói ỗng đi bay vắng nhà vài ba bửa mới về, bà kia bĩu môi nói, xí !Việt Nam mà bay cái gì !.ông xã của chị đi làm ca chùi máy bay thì có. Ai người ta đi làm ở phi-trường thì 5,6  giờ  tối thì dề nhà rồi..còn mấy người làm sạch sẽ trên máy bay mới ở lại làm trể..!
Rồi cũng một sự tình cờ, một năm sau tôi thấy chị hàng xóm kia bước vào cửa máy bay chuyến cuả tôi để bay sang New York. Tôi đang đứng ngay trước cửa phòng lái thấy chị bước vào, chị thấy tôi trước nhưng có ý muốn lờ đi, nhưng tôi đã lịch sự lên tiếng nói chào chị Bé, chị đi New York thăm ai dzậy ? Chị trả lời: ốâi, tui đi qua bển thăm mấy đứa bạn mà….rồi dẫy ngẫy bước đi coi bộ không được tự nhiên. Sau này tôi nghe nói chị đã li dị chồng và hiện đang làm bà đồng bà bóng đâu đó bên Cali.
Chuyện bị khen chê cũng thường thôi, nhưng có một chuyện được khen mà tới bây giờ mỗi lần nghỉ tới tôi vẫn còn cảm thấy vui vui…
Khoảng năm 2002 trên một chuyến bay những tuyến ngắn nhưng được nghỉ 1:15 giờ tại căn cứ chính Charlote North Carolina. Buổi chiều hôm đó khi phi-cơ vào đậu ở cổng cánh B của phi-trường, cả phi-hành đoàn phải đi bộ qua Cánh C để gởi đồ đạt trong phòng nghĩ của Phi-hành-đoàn, rồi ai nấy thư thả muốn làm gì tùy ý miễn sao tới giờ thì có mặt trên phi-cơ là được. Đang kéo vali, và cặp bay ngang qua cổng 1B tại phi-trường này, tôi nghe có tiếng đàn bà nói : con con đừng có leo, coi chừng té à ! Biết là người Việt nên tôi tấp vô chào hỏi thì thấy có 2 chị em người Việt khoảng chừng 30+ tuổi đang ngồi trên mấy ghế trống ở đó để chờ bay đến Grenville South Carolina. Hai chị đang chăn 4 đứa nhỏ đang leo trèo chạy giỡn. Một chị thấy tôi ghé ngang hỏi thăm thì cũng lịch sự trã lời là đi thăm ông Nội 96 tuổi đang đau nặng, chắc ổng hỏng qua khỏi kỳ này quá anh ơi. Rồi tôi hỏi có chờ ai nửa không?Đi bao nhiêu người?. Cô em trả lời, nhà tụi này đông lắm, kỳ này coi như về đủ hết, nhà tụi này bên Seatle. Rồi cô chị vừa chỉ tay sang bên vừa nói . Ông già tụi em ngồâi bên kia kìa. Ông cụ ngồi cách hai ba hàng ghế trông chỗ lối vào bên hông nên tôi không thấy. Nghe vậy tôi bèn bước sang để chào ông cụ. Vừa bước gần tới nơi chưa kịp nói một lời chào hỏi thì ông cụ đã vụt đứng lên nhìn tôi một cách sững sờ! ( Tôi không biết dùng chữ như vậy có đúng không).Ông cụ ngó trân vào mắt tôi dường như xem có phải là người quen hay không?, Rồi tôi nghe cụ nói” Cậu à, cậu làm phi-công hả? Cậu lái máy bay phản-lực hả?( Người miền Nam hay gọi bằng Cậu cho thân thiện thay vì anh hay ông) Tôi trả lời  Dạ phải, chào bác. Rồi ông cụ vẫn tiếp tục nhìn tôi nói:
- Mà cậu cho phép tôi được bắt tay cậu một cái được không?
Tôi bắt tay ông cụ mà trong bụng nghĩ thầm không biết ông già này làm cái gì mà ghê quá dzậy nè ! Rồi ông bắt tay tôi không những siết thật chặt, còn tay trái ông nắm cánh tay tôi vừa nắn bóp vừa chậm rãi nói:
- Tui được bắt tay cậu bửa nay, tui cảm thấy hãnh diện cho người Diệt mình wá cậu à! Tui wa đây năm 75, mà hồi đó tới giờ tui thấy Bác-sỹ, kỹ-sư người mình nhiều như củi ở trên rừng, còn phi-công người Diệt như cậu tui chưa thấy lần nào à. Đây là lần đầu tiên à cậu ! Tôi nhìn thấy trên nét mặt, ánh mắt của cụ có cái gì thật sung sướng trong đó.
- Mà hồi trước chắc cậu cũng ở  trong quân đội ?
- Dạ phải bác, con có phục vụ  trong Không-Quân mình hồi xưa, con lái C-130.
-Thưa bác Phi-công người Việt bên Mỹ này lái cho mấy hảng Hàng Không của Mỹ cũng có một 2 người thôi, còn hảng này chỉ có mình con là người Việt bay ở đây. Bác nói không thấy phi-công người mình lái máy bay ở bên Mỹ này thì cũng đúng thôi….
Rồi ông cụ nói cụ có 2 người con hay rễ gì đó cũng làm việc cho hảng làm máy bay Boeing bên Seattle…
-     Dzậy chắc cậu cũng có lái máy bay của tụi nó làm ?
-     Dạ hồi trướcù tụi con có lái máy bay của hảng Boeing, sau này hảng chỉ dùng toàn máy bay Airbus của Tây làm .
Đang ba hoa chích chòe nửa chừng thì nghe hai cô tiếp viên vừa đi ăn uống xong tạt ngang lên tiếng: It’s time to go boss !
********

Mùa đông năm 1992, có một chuyến bay mà tôi không thể quên được. Đang bay qua miền Tây vào tháng 2 thì chỗ nào cũng nắng ấm . Con bên miền Đông thì vào giửa mùa đông. Chuyến bay này vào ngày thứ sáu, ngay vào trận bảo tuyết đang hành hạ những tiểu ban miền đông Bắc. Vì phải chờ đợi De-Ice (Máy thổi hóa chất làm tan tuyết hay đá trên thân và nhứt là cánh phi-cơ cho sạch sẽ trước khi cất cánh) tại phi-trường Milwaukee, tiểu ban Wisconsin. Tụi tôi đáp trể tại Phi-trường Washington DC lúc 4 giờ chiều thay vì lúc 1 giờ như trong thời khóa biểu, Nó không có gì đáng lưu ý lúc đó, nhưng sau này thì tôi bắt buộc phải nhớ khi Ngài Senator Phản-chiến John Kerry ra tranh cử Tổng thống. Đây là chuyến bay  thường lệ hàng ngày từ Washington DC lên Boston, nhưng đặt biệt trong những chuyến bay vào chiều thứ sáu từ phi-trường này đi chỗ khác thì hầu như 99 phần trăm lúc nào cũng có các Ngài thượng-nghị-sỹ hay các dân biểu bay trở về nguyên quán nghỉ cuối tuần. Chiều hôm đó sau khi hành khách lên phi-cơ đầy nhóc không còn một chỗ trống nào, tụi tôi di chuyển ra phi đạo 35 theo sau đuôi khoảng 5 chiếc máy bay khác. Lúc đó đã 6 giờ chiều, mùa đông vùng này thì trời tối hù. Bình thường thì hể trời tốt thì mỗi chiếc sẽ cất cánh cách nhau khoảng từ 30 giây đến 1 phút, nhưng mùa đông thì phải đợi lâu hơn ở cuối phi-đạo, Khoảng 6:10 tối ngày hôm đó sau khi chiếc MD-9 của hảng Delta cất cánh thì tới phiên tụi tôi, nhưng vừa chuẩn bị xong phần chechlist cuối cùng để đợi nghe đài kiểm soát cho lệnh cất cánh thì lại nghe họ nói: “US Airways  1226  please move into the block, your new take off time will be 8:04 PM” ( Us Airways 1226 bạn di chuyển vô khu chờ đợi, giờ cất cánh mới của bạn sẽ là 8:04 PM ). Tôi hỏi lý do, thì được trả lời là Phi-trường Boston thời tiếc xấu nên họ giữ tất cả các phi cơ sẽ bay đến đó phải chờ dưới đất. Hôm nay tôi bay với một ông làm Check Pilot của hảng, hồi xưa ông là cựu USAF như tôi bay AC-130 gun ship bên Thái Land nên ông và tôi nói chuyện tương đắc lắm. Tôi bấm vào máy Acard để xem báo cáo thời tiết hiện tại ở Boston thì thấy ở đó thời tiết tương đối tốt. Đâu có cái gì mà phải bắt tụi tôi nằm chờ đây thêm 2 giờ nửa. Thường thì khi Pilot ngồi bên phải bay thì pilot ngồi bên trái liên lạc với các đài kiểm soát và hành khách trên tần số và hệ thống âm thanh. Tôi mới vừa đáp tại đây hồi nảy, giờ tới phiên ông này bay qua Boston. Sau khi tụi tôi di chuyển vào khu chờ đợi, tắt bớt một máy để tiết kiệm xăng, rồi nói đài kiểm soát là khoảng 5 phút trước khi trung tâm không lưu cho cất cánh thì gọi tụi này một tiếng để quay máy lại. Trên thực tế thì tụi tôi được ăn lương giờ nên chờ lâu chừng nào thì cả phi-hành-đoàn “dzui” chừng nấy, nhứt là mấy cô tiếp viên. Còn hành khách thì ngồâi chờ lâu trên phi cơ nên có khi sanh giặc ! Tuy nói vậy nhưng ông Check Pilot của tôi ngày hôm nay vẫn không chịu ngồi yên, ông xây sang bên tôi hỏi : mày để tao nói vài tiếng với hành khách được không ? Rồi tôi nghe ông nói: Thưa tất cả quí vị, chuyến bay cuối tuần này đáng lẽ đã mang quí vị đến Boston lâu rồi, nhưng vì thời tiết nên phãi bị đình trệ làm quí vị phải chờ đợi và cũng mất đi những thì giờ quí báu với gia-đình…Tôi tưởng ông chỉ nói vài ba câu xã giao để trấn an hành-khách, nhưng sau đó ổng lại phang thêm mấy câu tôi cũng không ngờ. Oâng nói, nhưng mà chuỵên thời tiết thì chỉ là chuyện phụ cho chuyến cất cánh trể tối hôm nay, quí vị biết không mấy cái thằng làm trong các đài kiểm soát không lưu toàn là một lũ vô lại , đáng lẽ chúng ta đã cất cánh nảy giờ lâu lắm rồi, nhưng bây giờ tụi nó lại bắt chuyến bay này phải chờ đây cho đến 8:04 phút mới được rời đây. Tụi nó nói vì thời tiếc ở Boston xấu nên phải giử phi-cơ của chúng ta dưới đất, chúng tôi đã check trong phần khi tượng mới đây thì thấy thời tiết tại Boston tốt. Quí vị nghỉ sao về mấy cái thằng “pin head” (đầu dế) này đang làm cho các trung tâm không lưu và ăn tiền đóng Tax  của quí vị ! Chính cái đám vô lại này đã bắt quí vị chờ đợi từ 2 giờ chiều đến bây giờ !
Rồi ổng quay sang tôi nói, tao phải chưởi cho đã cái miệng vì tuần tới tao “retire” rồi có thằng nào kiện thưa tao thì cũng phải năm ba tháng nửa, lúc đó đâu có ai làm gì được tao, FAA cũng không rút cái Pilot licence của tao được….mày hiểu không ?.
Chừng 1 phút sau tôi nghe có tiếng gõ cửa của cô tiếp viên, tôi bấm nút mở khóa cho cô vào, cô này cầm vô 1 tấm Business card. Tụi tôi cầm đọc phía sau có hàng chữ viết tay: Can your guys find out the name of the traffic controller …. Lật sang mặt bên kia tụi tôi đọc thấy hàng chữ màu đen đậm: John Kerry . Senator.
Tôi sang tần số của hảng nói họ gọi dùm lên đài kiểm soát không lưu hỏi tên của nhân vật này, vì có ông thượng nghị sỹ Kerry trong tàu muốn biết tên. Khoảng 5 phút sau trên màng ảnh computer hiện lên tên của người này. Tụi tôi lấy viết ghi tên tiếp sau tấm card rồi đưa lại cho cô tiếp viên. Chừøng 30 giây sao lại nghe cô này gọi; Mà ổâng hỏi có dùng được Cell phone không?. Tụi tôi nói ổng cứ việc tự do dùng thả dàng… Tiện đây tôi cũng xin giải thích chút đỉnh về việc dùng cell phone trên phi-cơ, để quí vị hiễu rằng tại sao khi cửa phi cơ đóng lại thì được yêu cầu tất cả hành khách phải tắt Cell phone ? Thật ra cái Cell phone của chúng ta đang dùng không có ảnh hưởng gì đến các tần số hay làng sóng phát tuyến cao thấp dùng cho các dụng cụ điện tử của phi-cơ cả. Cái này liên quan đến vấn đề an-phi (flight safety) mà thôi. Luật của chính phủ là mỗi lần trước khi phi-cơ di chuyển cất cánh, tất cả các loại phi-cơ lớn nhỏ chuyên chở hành khách thương mại (commercial) đều bắt buộc phải thuyết trình về cách xữ dụng tháo mở nịt an toàn, chỉ dẫn các cửa thoát hiểm, cách dùng hệ thống dưỡng khí trong các trường hợp nguy cấp (emergency danh từ mà VC gọi là = sự cố, tui chả hiểu sự cố là cái chó gì cả )v.v…Thành thử nó đòi hỏi sự chú ý của hành khách về vấn đề chỉ dẫn an toàn này, mặc dù có người chú ý có người không, các cô tiếp viên vẫn phải làm nhiệm vụ của họ, nếu không có vụ cấm đoán này thì bên trong phi-cơ sẽ như cái chợ, mạnh ông ông nói mạnh bà bà la thì trong trường hợp rủi có gì xãy ra..sẽ không có ai nghe hiệu lệnh gì cả. Như vậy sự an-toàn của chuyến bay sẽ gặp nhiều trở ngại. Đó là lý do chính tại sao hành khách không được dùng cell phone trên phi-cơ.
Sau đó chừng 2 phút tụi tôi nghe đài kiểm soát gọi nói có thể quay máy và được phép cất cánh khi nào sẵn sàng…Vậy là tụi tôi cất cánh ngay sau khi làm xong mọi thủ tục và trên đường bay sang Boston. Bay từ phía nam đến Boston thì  lần nào cũng như lần nấy, tất cả phi-cơ đều phải làm vòng chờ trên đài phát tuyến không hành (VOR) ngay trong vòng đai của phi-trường Provident, của tiểu ban Rhoder Island, giáp giới với tiểu ban Massaschutset. Lúc đang bắt đầu vào làm vòng chờ để đợi tới phiên vào đáp ở Boston,  thứ hạng của tụi tôi là hạng 15, bay trên cao độ 27 ngàn bộ. Có nghĩa là bên dưới tụi tôi còn 14 chiếc phi-cơ nửa đang làm vòng chờ nảy giờ. Bay máy bay tân tiến thì sướng lắm ( bạn nào là pilot thì sẽ hiểu liền về cách thức entry vào làm vòng chờ =holding). Pilot cứ nhấn trên keyboard của computer tên của điểm mình đã được chỉ định vào làm vòng chờ, rồi bấm chữ Holding. Vậy là xong, phi-cơ sẽ tự độâng tìm đến điểm đó rồi vào làm vòng chờ một mình, auto pilot sẽ tự động điều chỉnh hướng gió và tốc độ, bảo đảm không bao giờ bay trật hướng. Pilot cứ ngồi đó rung đùi hút gió chờ tới phiên được gọi cho xuống cao-độ hay chuyển hướng bay.v.v..
Chưa kịp nhìn xem auto pilot sẽ vào làm vòng chờ kiểu gì đây thì tụi tôi được đài không lưu tại Boston gọi: “US Airways 1226 turn left heading 270 and clear to decend to 10 thousand feet” ( US Airways 1226 bạn quẹo trái hướng 270 độ và được phép bay hạ xuống 10 ngàn bộ). Vậy là tụi tôi đang ở hạng 15 tự nhiên được qua mặt tất cả mọi người leo xuống dưới để chuẩn vào đáp tại Boston. Từ lúc bay vào làm vòng chờ cho tới lúc này thì tụi tôi đã nhìn thấy ánh đèn của vùng Boston, bây giờ thì thấy rõ phi-trường ở khoảng 30 dặm nhìn từ phía tây nam, vậy sao mấy ông trên đài hồi nảy ở Whashington D.C dám nói là Boston thời tiết xấu, không cho tụi này cất cánh sớm còn bắt chờ thêm 2 giờ đồng hồ nửa ?. Sau khi đáp ở Boston hành khách được về đến nhà ai nấy tuy bực mình nhưng cũng đã đến bến an toàn. Tụi tôi còn ngồi trong cockpit làm check lish thì  ngài Kerry hiện ra sau cánh của phòng lái, ổng nói cám ơn tụi tôi đã mang ông về đây, tôi còn nhớ câu nói của ổng “ I’m also a flyer, so I understand the difficulty what your guys have…some time I have to abused my power!” ( Tôi cũng là dân bay, nên tôi thấu hiễu nhưng khó khăn của mấy anh…nhưng đôi khi tôi cũng phải lạm dụng quyền hạng của mình). Có nghĩa là hồi nảy khi ổng xin tên tuổi của ông kiểm soát không lưu, ổng đã dùng cell phone gọi cho “thẩm quyền” của mấy ông kia đễ mạ lỵ, mạc sát gì đó nên tụi tôi mới được cất cánh ngay và khi đến Boston còn được ưu tiên bay qua mặt thiên hạ vào đáp trước. Lúc đó tôi không biết nhiều về khứa lão Kerry này, chỉ biết lờ mờ là hồi xưa trong chiến tranh Việt Nam khứa ở trong Hải Quân, nên khi nghe giả nói “I’m also a flyer..” tôi nghĩ là già này xưa kia chắc là Pilot bay cái thứ gì đó trong Hải-Quân…mãi cho đến năm 2004 khi tên bạn của Jane Fonda phản chiến này ra tranh cử Tổng thống, tôi mới vỡ lẽ ra là khứa này chỉ là một gã “ lái đò” swiftboat của Hải quân Hoa kỳ!..
*****
Tôi viết đến đây chắc tạm đủ kể quí đọc giả nghe những chuyện dài lẫm cẩm của tôi một thời 29 năm đã vùng vẫy trên khoảng không gian mà tôi không thể gọi nó là “bầu trời quê hương” được, mặc dù thời gian tôi đã sống ở đây, bay ở đây nhiều hơn từ lúc lớn lên cho đến khi bỏ nước ra đi !
Nếu quí đọc giả nào có điều gì phàn nàn, không vừa ý trong bài viết của tôi xin quí vị kiện “ông chủ báo”, có ai thắc mắc gì xin vui lòng viết thư hay E-mail hỏi “sỹ-quan trực”, mấy ông này biết hết, biết hết. . .!
Xin hẹn lại kỳ khác nếu bịnh làm biếng của tôi không tái phát !

Pilot Lăng cha cả
Herky 482

(Dayton ,Ohio Tháng 8,2007)

No comments: